| Hotline: 0983.970.780

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ nhắn ai đi về miền đất phương Nam

Thứ Bảy 22/07/2023 , 10:21 (GMT+7)

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ hé lộ 3 cuộc tình lỡ làng và 1 mối duyên thủy chung, trong chuyên mục 'Chuyện tình khó quên' trên Nông nghiệp Radio lúc 20h tối nay 22/7.

Vợ chồng nhà thơ Lê Giang - nhạc sĩ Lư Nhất Vũ.

Vợ chồng nhà thơ Lê Giang - nhạc sĩ Lư Nhất Vũ.

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ có họ tên đầy đủ là Lê Văn Gắt, sinh năm 1936 tại Thủ Dầu Một, Bình Dương. Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.

Sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Lư Nhất Vũ có rất nhiều ca khúc nổi tiếng như “Chiều trên bản Mèo”, “Cô gái Sài Gòn đi tải đạn”, “Hãy yên lòng mẹ ơi”, “Bài ca đất phương Nam”… Còn trái tim yêu đương của nhạc sĩ Lư Nhất Vũ cũng bao phen lận đận gió mưa trước khi bình yên bên một “nàng Cà Mau” theo cách gọi riêng ông.

“Nàng Cà Mau” chính là nhà thơ Lê Giang, lớn hơn nhạc sĩ Lư Nhất Vũ đến 6 tuổi. Từ năm 1945, nhà thơ Lê Giang đã tham gia kháng chiến ở quê nhà Cà Mau, sau đó tập kết ra Bắc học hành, và trở về Căn cứ trung ương Cục miền Nam năm 1963.

Khi gặp nhạc sĩ Lư Nhất Vũ ở Căn cứ Trung ương cục miền Nam, nhà thơ Lê Giang đã có một đời chồng và hai đứa con. Thế nhưng, sự rung động trái tim và sự đồng cảm tâm hồn, đã gắn bó họ hơn nửa thế kỷ qua.

Nhà thơ Lê Giang không chỉ viết lời cho nhiều ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, mà còn có bài thơ “Em vẫn đợi anh về” tặng người đàn ông định mệnh trong cuộc đời mình: “Năm tháng đội mưa rừng/ Ngày đêm vùi sương núi/ Em vẫn chờ vẫn đợi/ Anh sẽ về với em/ Đợi phút giây bình yên/ Chờ đạn bom ráo tạnh/ Để được ngồi bên anh/ Để được yêu được giận/ Để được hờn được ghen/ Để vui và ưu phiền/ Để làm chồng làm vợ”.

Trong chuyên mục “Chuyện tình khó quên” trên Nông nghiệp Radio, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ hé lộ, trước khi bình yên bên “nàng Cà Mau” thì ông đã trải qua 3 cuộc tình lỡ làng vào những ngày tập kết ra Bắc.

Lúc mới bước chân vào giới sáng tác, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ có bút danh là Lư Phong. Tuy nhiên, cuộc tình đầu tiên với cô gái tên Vũ, đã khiến ông đổi bút danh thành Lư Nhất Vũ, có nghĩa là chàng Lư Phong chỉ yêu duy nhất người đẹp Vũ. Oái oăm thay, cuộc tình tan vỡ, Lư Nhất Vũ bị đồng nghiệp đùa là Lư Mất Vũ.

Cuộc tình thứ hai của nhạc sĩ Lư Nhất Vũ diễn ra trong giai đoạn ông viết ca khúc “Chiều trên bản Mèo” đoạt giải nhì cuộc thi sáng tác ca khúc chủ đề “Gió Đại Phong - Sóng Duyên Hải - Cờ Ba Nhất”. Đáng tiếc, kế hoạch đám cưới tan theo mây khói.

Cuộc tình thứ ba của nhạc sĩ Lư Nhất Vũ khá lãng mạn. Đó là thời điểm ông viết ca khúc “Cô gái Sài Gòn đi tải đạn”, và cô gái ấy vì lý do tế nhị xin được gọi tắt là HT. Lâu ngày gặp lại nàng HT, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ lập tức đem thành quả ra khoe với mỹ nhân. Vừa đạp xe song song với nàng HT, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ vừa hát vang “Chị em ơi, mỗi trái đạn đây mang tấm lòng ta, cùng các anh góp lửa diệt thù. Dù bom rơi, dù bao bốt đồn, mong các anh yên lòng, từng trái pháo tới tay anh…”. Nghe xong, nàng HT nhận định: “Hay thì có hay, nhưng nghe sao buồn quá” khiến nhạc sĩ Lư Nhất Vũ tự ái về giọng ca khàn khàn của mình!

Thế nhưng, “chuyện tình khó quên” ấy cũng chấm dứt, vì nàng HT lặng lẽ về làm dâu nhà người khác. Đau đớn và bẽ bàng, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ kết luận: “Mấy chục năm sau, người trong cuộc cũng không hiểu rõ nguyên nhân nào mà mối tình này không tiến đến hôn nhân. Ở đời, tôi thường hay gặp chuyện tình trái khuấy, tréo ngoe: hễ có duyên thì chưa có phận, mà hễ có phận thì không có duyên”.

Năm 1970, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ vượt Trường Sơn vào Nam chiến đấu. Và nhạc sĩ Lư Nhất Vũ và nhà thơ Lê Giang đã hạnh ngộ. Vốn được đào tạo dân y, nhà thơ Lê Giang đã chăm sóc nhạc sĩ Lư Nhất Vũ qua cơn sốt rét ở Căn cứ Trung ương cục miền Nam. Duyên muộn mà bền vững, chắp nối mà sắt son đến tận hôm nay.

'Chuyện tình khó quên' lúc 20h ngày 22/7 trên Nông nghiệp Radio.

"Chuyện tình khó quên" lúc 20h ngày 22/7 trên Nông nghiệp Radio.

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ và nhà thơ Lê Giang là hai mảnh ghép hoàn hảo, dù cả hai đã nếm trải không ít gập ghềnh và đắng cay. “Chuyện tình khó quên” của họ đã mang đến công chúng những ca khúc được ưa chuộng như “Hãy yên lòng mẹ ơi” hoặc “Bài ca đất phương Nam”. Và họ cùng nhau làm nên những công trình nghiên cứu âm nhạc có giá trị như “Hò trong dân ca người Việt”, “Hát ru Việt Nam”, “300 điệu lý Nam bộ”…

Hiện tại, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ 87 tuổi và nhà thơ Lê Giang 93 tuổi vẫn đang sống sum vầy ấm áp tại thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương.

“Chuyện tình khó quên” trên Nông nghiệp Radio giới thiệu câu chuyện “Lư Nhất Vũ suốt đời hát rong cùng người vợ Cà Mau” lúc 20h tối nay 22/7.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm