| Hotline: 0983.970.780

"Nhiệm vụ kép" của Châu Thành

Thứ Năm 08/10/2020 , 08:38 (GMT+7)

Huyện Châu Thành (Kiên Giang) vừa đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới, vừa tập trung tái cơ cấu nông nghiệp, nhằm phát huy sức mạnh và phát triển bền vững.

Vượt chỉ tiêu Nghị quyết

Huyện Châu Thành có 9 xã thuộc địa bàn nông thôn, chiếm hơn 93 diện tích tự nhiên, 85% số hộ sống bằng nông nghiệp, hơn 60% có nguồn thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp. Quá trình trình xây dựng nông thôn mới (NTM), bộ mặt nông thôn ở nhiều nơi được thay đổi, văn minh hơn, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố, thu nhập và điều kiện sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao.

Ông Nguyễn Văn Hoàng, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM huyện Châu Thành cho biết: “Mức độ hoàn thành mục tiêu giai đoạn 2016-2020, huện có 7 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, vượt 1 xã so Nghị quyết của Huyện ủy đến năm 2020. Số xã đạt từ 17-18 tiêu chí là 2, không có xã dưới 17 tiêu chí. Cụ thể các xã đã được công nhận, gồm: Mong Thọ A, Mong Thọ B, Mong Thọ, Thạnh Lộc , Giục Tượng, Vĩnh Hoà Hiệp, Minh Hoà, còn 2 xã chưa hoàn thành là Vĩnh Hoà Phú và Bình An”.

Châu Thành đang thực hiện nhiệm vụ kép, vừa đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới, vừa tập trung tái cơ cấu nông nghiệp, nhằm phát huy sức mạnh và phát triển bền vững. Ảnh: Trung Chánh.

Châu Thành đang thực hiện nhiệm vụ kép, vừa đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới, vừa tập trung tái cơ cấu nông nghiệp, nhằm phát huy sức mạnh và phát triển bền vững. Ảnh: Trung Chánh.

Thu nhập bình quân đầu người từ 32,8 triệu đồng (năm 2015) tăng lên 50,4 triệu đồng/người (năm 2020), tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 9,29 % xuống còn còn 2%, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 90%, số hộ sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh là 95%, lao động qua đào tạo có bằng cấp (chứng nhận) 54%....   

Giai đoạn 2016-2020, từ  các nguồn lực đã đầu tư xây dựng 150 tuyến, 234 km đường giao thông nông thôn kiên cố, 39 cầu bê tông với tổng kinh phí 163 tỷ đồng. Đến cuối năm 2020, các tuyến đường liên xã, trục ấp của huyện được bê tông hóa đạt 88% và tất cả 9/9 xã đều đạt tiêu chí số 2.

Khóm Tắc Cậu, sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện Châu Thành, đã được chứng nhận nhàn hiệu tập thể, mang lại nguồn thu nhập tốt cho nông dân. Ảnh: Trung Chánh.

Khóm Tắc Cậu, sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện Châu Thành, đã được chứng nhận nhàn hiệu tập thể, mang lại nguồn thu nhập tốt cho nông dân. Ảnh: Trung Chánh.

Hệ thống thủy lợi hiện nay đáp ứng tốt về nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt, các công trình chủ động tưới tiêu đạt trên 90%, riêng về diện tích bơm điện năm 2020 đạt 30%. 

Huy động tối đa các nguồn lực trong nhân dân, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ các Chương trình, dự án của trên đầu tư, ngân sách tỉnh, huyện, xã quản lý, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp, phi nông nghiệp và huy động vốn đóng góp của nhân dân để đầu tư, xây dựng các công trình công cộng, phát triển sản xuất.

Phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, đã mở hàng trăm lớp tập huấn chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cho người dân. Giới thiệu giải quyết việc làm cho hơn 7 ngàn lao động, đồng thời tổ chức được 54 lớp đào tạo nghề nông thôn cho gần 1.500 học viên.

 Huyện đã đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể với xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị liên kết các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, toàn huyện hiện có 20 hợp tác xã nông nghiệp. Diện tích lúa liên kết theo cánh đồng lớn, làm ăn tập thể là 4.617 ha. Trong đó, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm là 3.187 ha, đây cũng chính là thành tố làm tăng giá trị sản xuất lúa.

Giai đoạn 2020-2025, Châu Thành tập trung chỉ đạo 100% các xã được công nhận đạt chuẩn NTM và tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn theo yêu cầu của bộ tiêu chí NTM nâng cao. Trong đó, chọn 2 xã tiếp tục phấn đấu đạt tiêu chí NTM mới kiểu mẫu, 3 xã nâng cao. Lựa chọn những nơi có điều kiện làm điểm chỉ đạo xây dựng vườn mẫu. Đến cuối giai đoạn, Châu Thành trở thành huyện NTM.

Theo đó, thu nhập bình quân đầu người/năm khu vực nông thôn được nâng lên mức 65 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo dưới 2%. Chăm sóc tốt sức khỏe người dân, với trên 90% người dân tham gia bảo hiểm y tế, 100% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch. Không có cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường.

Phát triển nông nghiệp đa canh, đa thu

Ông Lê Quốc Việt, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Châu Thành cho biết: “Quan điểm của huyện là không chạy theo số lượng, tập trung nâng cao giá trị các loại nông, thủy sản có lợi thế, gia tăng hiệu quả kinh kinh tế trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho người nông dân, lấy phương châm đa canh, đa thu làm định hướng tổ chức chỉ đạo, để ổn định sản xuất trong điều kiện bất lợi”.

Trồng lúa mùa truyền thống sản xuất gạo hữu cơ, kết hợp với nuôi cá, tôm càng xanh là một trong những mô hình mới rất thích hợp để nhân rộng trong thời gian tới ở Châu Thành. Ảnh: Trung Chánh.

Trồng lúa mùa truyền thống sản xuất gạo hữu cơ, kết hợp với nuôi cá, tôm càng xanh là một trong những mô hình mới rất thích hợp để nhân rộng trong thời gian tới ở Châu Thành. Ảnh: Trung Chánh.

Theo ông Việt, cụ thể phát triển cây lúa đến năm 2025, tổng diện tích gieo trồng cả năm toàn huyện là gần 38 ngàn ha, sản lượng 236 ngàn tấn. So với năm 2020, giảm gần 7 ngàn ha do đã chuyển đổi hơn 2.700 ha đất chuyên lúa sang các loại đất khác. Đến năm 2030, tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm giảm còn hơn 35 ngàn ha, lúa chất lượng cao duy trì từ 85% trở lên.

Trồng lúa mùa truyền thống sản xuất gạo hữu cơ, kết hợp với nuôi cá, tôm càng xanh là một trong những mô hình mới rất thích hợp để nhân rộng trong thời gian tới ở Châu Thành. Ảnh: Trung Chánh.

Trồng lúa mùa truyền thống sản xuất gạo hữu cơ, kết hợp với nuôi cá, tôm càng xanh là một trong những mô hình mới rất thích hợp để nhân rộng trong thời gian tới ở Châu Thành. Ảnh: Trung Chánh.

Song song với việc chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả, đất vườn tạp, huyện tiếp tục tập trung nâng cao giá trị sản xuất đối với đất chuyên trồng lúa, nâng cao chất lượng lúa hàng hóa, giảm giá thành bằng việc mở rộng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và tăng cường cơ giới hóa để giảm chi phí. Đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác, tạo tiền đề thúc đẩy liên kết tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.

Bên cạnh lúa, cây khóm và dừa là những cây trồng có thế mạnh của Châu Thành. Theo đề án, đến năm 2025 có thêm 250 ha khóm được phục hồi tại 2 xã Bình An và Minh Hòa, nâng tổng diện tích khóm lên 2.100 ha. Cây dừa, diện tích tăng chủ yếu trên diện tích đất trồng khóm, đất kinh tế gia đình, gắn liền với đất thổ cư, khuyến khích lên liếp lập vườn chuyên trồng dừa dùng quả tươi kết hợp dịch vụ.

Về chăn nuôi, khuyến khích chăn nuôi heo và các loại gia cầm theo hướng trang trại và an toàn sinh học để hạn chế tác hại của dịch bệnh và nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi, đến năm 2025 tổng đàn heo đạt 30.000 con, gia cầm 750.000 con trở lên.

Khai thác hải sản, thực hiện chủ trương chung là không tăng thêm phương tiện, đồng thời giảm dần nghề lưới kéo đôi (cào đôi) chuyển sang các hình thức khai thác khác như câu, lưới vây, tăng công suất máy, phát triển khai thác xa bờ… nhưng không vi phạm vùng biển nước ngoài và khai thác đúng theo quy định.

Đến năm 2025 toàn huyện có 450 tàu, bình quân công suất 650 CV/chiếc, sản lượng khai thác 65.000 tấn. Về nuôi trồng thủy sản, diện tích nuôi trồng tăng thêm do kết hợp đất kinh tế gia đình, đất vườn và nuôi trên ruộng lúa. Tổng diện tích thả nuôi cá nước ngọt các loại năm 2025 là 600 ha, sản lượng nuôi trồng thủy sản dự kiến đạt 5.100 tấn.

Huyện Châu Thành có thế mạnh về dịch vụ hậu cần nghề cá, với cảng cá Tắc Cậu và hàng chục doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu đóng trên địa bàn. Ảnh: Trung Chánh.

Huyện Châu Thành có thế mạnh về dịch vụ hậu cần nghề cá, với cảng cá Tắc Cậu và hàng chục doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu đóng trên địa bàn. Ảnh: Trung Chánh.

Giá trị sản lượng bình quân trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 130 triệu đồng, trong đó: giá trị sản lượng bình quân trồng trọt đạt 120 triệu đồng/ha, giá trị sản lượng bình quân thủy sản đạt 160 triệu đồng/ha.

“Trong thời gian tới, cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động làm thay đổi nhận thức của người dân từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang làm kinh tế nông nghiệp, theo tinh thần Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Tỉnh và huyện có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nông nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu nông, thủy sản, hỗ trợ kinh phí để xây dựng các quy trình sản xuất tốt VietGAP, GlobalGAP, chứng nhận hữu cơ…”, ông Việt nêu giải pháp thực hiện.

Ông Nguyễn Văn Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành khẳng định: “Bài học thành công trong xây dựng NTM trước hết là vai trò lãnh đạo và quyết tâm của cấp ủy từng cấp là yếu tố mang tính quyết định. Đối với cấp xã, đó chính là sự quyết tâm cao, thể hiện rõ nét qua một số xã có số tiêu chí đạt cao và tốc độ phát triển nhanh. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành cấp huyện và các xã trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ chung. Quán triệt phương châm tạo sức mạnh tại chỗ, xác định người dân là chủ thể trong xây dựng NTM, lấy nền tảng sức dân là cơ bản, các ngành hỗ trợ, định hướng giúp các xã thực hiện các tiêu chí”.                                                         

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Chủ nhân của 5 sản phẩm thêu tay OCOP và tâm huyết gìn giữ nghề

Nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng- Giám đốc Hợp tác xã thêu tay Mỹ Đức quê ở xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, TP Hà Nội, nơi từng có một thời hoàng kim của nghề thêu.