| Hotline: 0983.970.780

Nhiều doanh nghiệp ký hợp tác tiêu thụ ngô sinh khối

Thứ Hai 31/08/2020 , 11:27 (GMT+7)

Các doanh nghiệp lớn về chăn nuôi đã ký hợp tác sản xuất, tiêu thụ ngô sinh khối với nhiều địa phương phía Bắc trong vụ đông năm 2020.

Nhằm thúc đẩy kết nối giữ sản xuất và tiêu thụ ngô sinh khối trong vụ đông năm 2020, tại Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông năm 2020 diễn ra ngày 31/8 tại Bộ NN-PTNT, đã diễn ra lễ ký kết hợp tác sản xuất và tiêu thụ ngô sinh khối giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi bò thịt, bò sữa lớn tại phía Bắc như Công ty chuỗi thực phẩm TH True Milk, Công ty sữa Vinamilk, Công ty CP Giống và Thức ăn Chăn nuôi T&T 159 Hoà Bình… với các tỉnh phía Bắc như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nội, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT chứng kiến lễ ký kết hợp tác sản xuất, tiêu thụ ngô sinh khối giữa Vinamilk và các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh trong vụ đông năm 2020. Ảnh: Tùng Đinh

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT chứng kiến lễ ký kết hợp tác sản xuất, tiêu thụ ngô sinh khối giữa Vinamilk và các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh trong vụ đông năm 2020. Ảnh: Tùng Đinh

Vụ đông năm 2020, các địa phương phía Bắc đã đăng ký sản xuất khoảng 114 nghìn ha ngô (trong đó có ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi). Ngô sinh khối được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong vụ đông năm 2020 nhằm khai thác quỹ đất nhàn rỗi trong vụ đông tại các tỉnh phía Bắc.

Tại hội nghị, lãnh đạo nhiều tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Thọ, Hà Nam… đều đánh giá cao hướng mở rộng sản xuất ngô sinh khối trong vụ đông năm 2020. Bởi ngô sinh khối không chỉ có tiềm năng mở rộng diện tích lớn trong vụ đông, mà còn phục vụ cho đẩy mạnh chăn nuôi đại giá súc, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tận dụng quỹ đất nhàn rỗi còn rất lớn trong vụ đông tại các tỉnh phía Bắc.

Mặc dù vậy, các địa phương cũng kiến nghị và cho biết cần tháo gỡ nút thắt khó khăn trong việc mở rộng sản xuất ngô sinh khối, đó là việc tập trung ruộng đất để có quy mô đủ lớn nhằm đưa cơ giới hóa vào sản xuất, hạ giá thành, nâng cao giá trị… Bởi hiện nay, việc tích tụ, tập trung ruộng đất trong vụ đông vẫn rất khó khăn.

“Muốn sản xuất ngô sinh khối, cần phải có diện tích đất đủ lớn, tập trung để đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Tuy nhiên, nông dân hiện nay nhiều nơi mặc dù bỏ ruộng hoang, nhưng họ lại không muốn cho người khác mượn ruộng, thuê ruộng. Đây là nút thắt rất khó giải quyết để đẩy mạnh sản xuất vụ đông nói chung, trong đó có ngô sinh khối”, ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết.

Tại hội nghị, ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần T&T 159 Hòa Bình cho biết: Không chỉ nhu cầu ngô sinh khối của công ty hiện nay rất lớn, mà ngô sinh khối chế biến hoàn chỉnh phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi hiện nay của người dân các tỉnh phía Bắc hiện nay cũng rất lớn. Vì vậy trong thời gian tới, công ty đang có kế hoạch xây dựng đầu tư một số nhà máy chế biến ngô sinh khối hoàn chỉnh tại các tỉnh phía Bắc như Vĩnh Phúc, Phú Thọ... nhằm liên kết với nông dân để chế biến thức ăn cho chăn nuôi bò thịt của công ty, tiến tới cung ứng cho người dân nuôi bò thịt, bò sữa tại các tỉnh trọng điểm chăn nuôi bò thịt, bò sữa lớn như Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hòa Bình...

Công ty Cổ phần Giống và Thức ăn Chăn nuôi T&T 159 Hoà Bình ký kết hợp tác tiêu thụ ngô sinh khối vụ đông 2020 với các tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hà Nam, Phú Thọ và Hà Nội. Ảnh: Tùng Đinh

Công ty Cổ phần Giống và Thức ăn Chăn nuôi T&T 159 Hoà Bình ký kết hợp tác tiêu thụ ngô sinh khối vụ đông 2020 với các tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hà Nam, Phú Thọ và Hà Nội. Ảnh: Tùng Đinh

Đại diện Công ty Cổ phần Chăn nuôi thực phẩm TH True Milk ký hợp tác sản xuất, tiêu thụ ngô sinh khối với các tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa. Ảnh: Tùng Đinh

Đại diện Công ty Cổ phần Chăn nuôi thực phẩm TH True Milk ký hợp tác sản xuất, tiêu thụ ngô sinh khối với các tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa. Ảnh: Tùng Đinh

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.