| Hotline: 0983.970.780

Nhiều hoạt động của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Bình Định

Thứ Ba 15/02/2022 , 20:20 (GMT+7)

Ngày 15/2, Chủ tịch nước đã về làm việc với tỉnh Bình Định, dự Lễ khởi công xây dựng công trình Đập dâng Phú Phong và Lễ khánh thành Đền thờ Tây Sơn Tam kiệt.

Sáng 15/2, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn công tác Trung ương về thăm và làm việc với tỉnh Bình Định về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2021 và công tác trọng tâm năm 2022.

Theo ông Nguyễn Phi Long, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, trong năm 2021, mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, đặc biệt là ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, nhưng tình hình kinh tế-xã hội của Bình Định tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, với 15/19 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Trong đó, tổng sản phẩm địa phương (GRDP) tăng 4,11%, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp...

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (người đi giữa) về thăm và làm việc tại Bình Định. Ảnh: V.Đ.T.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (người đi giữa) về thăm và làm việc tại Bình Định. Ảnh: V.Đ.T.

Năm 2022, Bình Định đặt mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, ưu tiên bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, tập trung tận dụng tốt cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện đồng bộ các giải pháp kích thích nền kinh tế, hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, không để suy giảm các động lực tăng trưởng trong dài hạn.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Bình Định kiến nghị lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng cho xã đảo Nhơn Châu (TP.Quy Nhơn), đề nghị Bộ NN-PTNT quan tâm xây dựng, ban hành Đề án tổng thể về phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu các tỉnh miền Trung giai đoạn 2022-2026 và quan tâm sớm đầu tư nâng cấp hồ Định Bình (huyện Vĩnh Thạnh) thêm 150 triệu m3, hồ Núi Một (thị xã An Nhơn) thêm 40 triệu m3.

Đặc biệt, lãnh đạo tỉnh Bình Định đề nghị lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo để xây dựng Cảng hàng không Phù Cát thành cảng hàng không quốc tế, sớm có kế hoạch đầu tư xây dựng dự án tuyến đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku với chiều dài 160 km.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (người đứng giữa) cắt băng khánh thành Đền thờ Tây Sơn Tam kiệt. Ảnh: V.Đ.T.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (người đứng giữa) cắt băng khánh thành Đền thờ Tây Sơn Tam kiệt. Ảnh: V.Đ.T.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc biểu dương, đánh giá cao sự cố gắng của lãnh đạo, cán bộ, nhân dân tỉnh Bình Định đã phát triển tương đối toàn diện, đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong khu vực, trở thành một điểm đến mới của các nhà đầu tư, du khách. Tuy nhiên, tỉnh Bình Định cần có sự bứt phá, đột phá hơn nữa trong phát triển để tránh tụt hậu.

Chủ tịch nước lưu ý việc phát triển kinh tế-xã hội phải gắn liền với sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân, phát huy sức mạnh nhân dân. Đặc biệt, tỉnh Bình Định đặt ra mục tiêu tốc độ phát triển khá cao nhưng điều quan trọng là phải lâu dài, bền vững.

Chủ tịch nước đề nghị tỉnh Bình Định cần phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với thế mạnh địa phương, bảo vệ môi trường. Chủ tịch nước yêu cầu tỉnh Bình Định tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, quan tâm các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chú ý những doanh nghiệp đầu đàn, kiên trì thu hút những dự án lớn.Chủ tịch nước cũng đề nghị Bình Định phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với thế mạnh địa phương, nhất là các khu công nghiệp lớn như Becamex VSIP Bình Định.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (bìa phải) và nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dâng hương tại Đền thờ Tây Sơn Tam kiệt. Ảnh: V.Đ.T.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (bìa phải) và nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dâng hương tại Đền thờ Tây Sơn Tam kiệt. Ảnh: V.Đ.T.

Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác dự Lễ khánh thành Đền thờ Tây Sơn Tam kiệt tại Bảo tàng Quang Trung (huyện Tây Sơn).

Năm 2014, Khu di tích Đền thờ Tây Sơn Tam kiệt được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Năm 2015, Bình Định đã xây dựng, nâng cấp tôn tạo quần thể Khu di tích, đưa Đền thờ Tây Sơn Tam kiệt-Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt trở thành điểm đến văn hóa-lịch sử phục vụ du khách trong nước và quốc tế.

Năm 2020, công trình xây dựng mở rộng Khu Đền thờ Tây Sơn Tam kiệt tiếp tục được triển khai, gồm các hạng mục: Xây dựng Nhà Tiền bái (thờ các văn thần, võ tướng), Nhà Thượng điện (thờ Tây Sơn Tam kiệt), cải tạo sửa chữa Nhà Tiền tế (thờ thân phụ, thân mẫu và gia tiên), cải tạo xây dựng lại Nhà bia, nghi môn và phần hạ tầng kỹ thuật... Đến nay công trình đã hoàn thành đúng tiến độ và kế hoạch đề ra, đảm bảo các yêu cầu về kiến trúc truyền thống, kỹ thuật, mỹ thuật và giá trị văn hóa-lịch sử của di tích.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trồng cây lưu niệm trong khuôn viên Bảo tàng Quang Trung. Ảnh: V.Đ.T.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trồng cây lưu niệm trong khuôn viên Bảo tàng Quang Trung. Ảnh: V.Đ.T.

Chủ tịch nước chúc mừng, biểu dương Đảng bộ và nhân dân Bình Định đã gìn giữ, phát huy giá trị đặc sắc từ di tích đặc biệt này thông qua các hình thức khai thác sử dụng, tuyên truyền, giáo dục tại Bảo tàng.

Tại buổi lễ, đoàn công tác của Chủ tịch nước cùng các đại biểu, lãnh đạo tỉnh Bình Định đã dâng hoa lên Tượng đài Hoàng đế Quang Trung, cắt băng khánh thành, dâng hương tại Điện thờ Tây Sơn Tam kiệt và trồng cây lưu niệm trong khuôn viên Bảo tàng Quang Trung.

Cũng trong chiều 15/2, Chủ tịch nước dự lễ khởi công xây dựng công trình Đập dâng Phú Phong (thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn).

Dự án Đập dâng Phú Phong có tổng mức đầu tư hơn 754 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương là 550 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách địa phương, dự kiến thi công trong thời gian 28 tháng.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (đứng giữa) dự lễ khởi công xây dựng công trình Đập dâng Phú Phong. Ảnh: V.Đ.T.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (đứng giữa) dự lễ khởi công xây dựng công trình Đập dâng Phú Phong. Ảnh: V.Đ.T.

Hạng mục chính của Dự án là đập dâng, có kết cấu bằng bê tông cốt thép. Tổng chiều dài đập là 589 m, bao gồm phần đập có cửa van giữa sông rộng 350m, với 20 khoang có cửa, mỗi khoang rộng 15m, cửa van phẳng bằng thép vận hành bằng tời; phần đập tràn hai bên rộng 239 m. Trên đập kết hợp cầu giao thông rộng 10m, gồm 29 nhịp, dầm chính bằng bê tông cốt thép dự ứng lực.

Công trình Đập dâng Phú Phong được xây dựng nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ các nhu cầu sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cải thiện môi trường sinh thái trong khu vực, tạo động lực phát triển các ngành du lịch dịch vụ. Công trình còn kết nối giao thông 2 bờ sông Côn từ QL 19 đến QL 19B, đi sân bay Phù Cát, kết nối trung tâm huyện lỵ Tây Sơn với các xã phía Bắc của huyện và các xã phía Tây huyện Phù Cát, giúp việc giao thương được thuận lợi và góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương.

Dự án còn đảm nhận thêm nhiệm vụ điều hòa không khí, tạo nguồn cung cấp nước ngầm cho khu vực, góp phần tôn tạo, tăng thêm giá trị của các khu di tích lịch sử trong khu vực, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần phát triển kinh tế địa phương theo hướng bền vững.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm