| Hotline: 0983.970.780

Nhiều lãnh đạo thế giới "quay lưng" với Mubarak

Thứ Năm 03/02/2011 , 12:12 (GMT+7)

Nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã phản ứng khá lạnh nhạt với tuyên bố của Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak rằng ông sẽ không ra tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống dự kiến diễn ra vào tháng Chín tới và tiếp tục tại nhiệm.

Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak.
Nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã phản ứng khá lạnh nhạt với tuyên bố của Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak rằng ông sẽ không ra tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống dự kiến diễn ra vào tháng Chín tới và tiếp tục tại nhiệm.

Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng Ai Cập cần một sự thay đổi ngay bây giờ, sự chuyển giao quyền lực phải bắt đầu và phải bao gồm các chính đảng đối lập. Cùng quan điểm này, từ London, Thủ tướng Anh David Cameron nêu rõ tiến trình này cần phải diễn ra nhanh chóng.

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cũng kêu gọi bắt đầu tiến trình chuyển giao chính trị cụ thể tại Ai Cập đáp ứng nguyện vọng thay đổi của người dân. Ông hối thúc chính quyền Cairo cần đảm bảo tiến trình này diễn ra mà không kéo theo bạo lực. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nhấn mạnh nhà lãnh đạo Ai Cập không nên trì hoãn mà phải từ chức ngay lúc này.

Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle hoan nghênh thông báo trên của Tổng thống Mubarak, cho rằng điều này mở ra một kỷ nguyên mới tại Ai Cập. Phát biểu cùng ngày trên Đài phát thanh Đức, ông nêu rõ điều quan trọng là tiếp sau những tuyên bố này là những hành động cụ thể và các lực lượng chính trị hướng tới đối thoại. Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt thì cho rằng kỷ nguyên Mubarak trong nền chính trị Ai Cập đã khép lại.

Liên minh châu Âu (EU) thúc giục Tổng thống đương nhiệm Mubarak "làm tất cả những gì có thể càng sớm càng tốt" để bắt đầu giai đoạn chuyển giao hướng tới các cuộc bầu cử. Phát biểu trước báo giới tại Brussels (Bỉ), quan chức phụ trách chính sách đối ngoại của EU, bà Catherine Ashton ngày 2/2 nêu rõ Tổng thống Mubarak phải hành động càng sớm càng tốt. Bà nhấn mạnh ông cần đáp ứng với nguyện vọng của người dân.

Đáp lại, Ai Cập ngày 2/2 đã bác bỏ các lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế về một sự chuyển giao quyền lực ngay lập tức.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này, ông Hossam Zaki, tuyên bố Cairo cho rằng những ý kiến đó là sự "đổ thêm dầu vào lửa" đối với tình hình nội bộ của nước này.

Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Đảng Anh em Hồi giáo đối lập tại Ai Cập ngày 2/2 đã phản đối tuyên bố của Tổng thống Mubarak. Trong tuyên bố của mình, chính đảng trên khẳng định người dân đều phản đối mọi đề xuất của chính quyền Tổng thống Mubarak và cho rằng không có lựa chọn nào khác ngoài sự ra đi của chính phủ.

Theo thông tin mới nhất, cuộc đụng độ giữa những người ủng hộ và phản đối nhà lãnh đạo Ai Cập Mubarak tại quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo - trung tâm của cuộc biểu tình trong những ngày qua, đã làm ít nhất 26 người bị thương.

Người biểu tình của cả hai phe đã ném đá, dùng dùi cui, gậy gộc đánh nhau. Kênh truyền hình Al Jazeera đưa tin quân đội Ai Cập đã bắn chỉ thiên để giải tán những người biểu tình tại quảng trường Tahrir.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Thái Nguyên có thêm 2 Phó Giám đốc Sở

Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên vừa có tân Phó Giám đốc.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cơn mưa bất chợt 'giải nhiệt' ở Bình Dương

Sau nhiều ngày nắng nóng liên tục, cơn mưa bất chợt xuất hiện đã làm dịu đi cái nóng gay gắt cho người dân ở Bình Dương.