| Hotline: 0983.970.780

Những bệnh thường gặp trên thủy sản nuôi mùa nắng nóng

Thứ Sáu 26/05/2023 , 16:21 (GMT+7)

Nắng nóng khiến nhiệt độ nước tăng, gây stress cho thủy sản nuôi, nếu thủy sản nuôi mang mầm bệnh trong cơ thể sẽ phát ra thành bệnh gây chậm lớn hoặc chết.

Hiện nay thời tiết nắng nóng rất bất lợi cho thủy sản nuôi. Ảnh: KS.

Hiện nay thời tiết nắng nóng rất bất lợi cho thủy sản nuôi. Ảnh: KS.

Cần nâng ý thức phòng, chống dịch bệnh thủy sản

Hiện, tỉnh Khánh Hòa bước vào mùa nắng nóng gây ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng.

Trong khi dự báo, từ tháng 5 - 7/2023, trên địa bàn tỉnh nắng nóng có xu hướng gia tăng hơn và ảnh hưởng trên diện rộng toàn tỉnh.

Nhiệt độ trung bình sẽ phổ biến dao động từ 29 - 30 độ C, cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5 - 0,8 độ C.

Từ tháng 8 nắng nóng tiếp tục xảy ra diện rộng và khả năng kéo sang đầu tháng 9/2023 nhưng với cường độ giảm dần.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Khánh Hòa, nắng nóng sẽ khiến nhiệt độ nước tăng và rất dễ gây stress cho thủy sản nuôi. Nếu thủy sản nuôi mang các mầm bệnh trong cơ thể sẽ phát ra thành bệnh gây các hiện tượng chậm lớn hoặc chết.

Trước tình nắng nóng ảnh hưởng trực tiếp đến việc nuôi trồng thủy sản, bà Trần Thị Thanh Thúy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Khánh Hòa, cho biết, đơn vị đã chỉ đạo 5 Trạm Chăn nuôi và Thú y có quản lý nuôi trồng thủy sản tăng cường giám sát vùng nuôi, thu mẫu khi cần thiết để xác định nguyên nhân thủy sản nuôi bị chết.

Đồng thời, khuyến cáo người nuôi cần thực hiện phương châm phòng bệnh là chính như: chọn giống khỏe mạnh, không mang các mầm bệnh nguy hiểm, quản lý môi trường nước ao nuôi theo đúng kỹ thuật.

Đặc biệt, bước vào mùa nắng nóng người nuôi nên nâng cao mức nước trong ao, cũng như có biện pháp che nắng trong ao, trong lồng đối với một số đối tượng nuôi cụ thể. Cùng với đó, quản lý thức ăn phù hợp và nên cho ăn dưới mức quy định.

Ngoài ra, người nuôi trồng thủy sản cần nâng cao ý thức về phòng chống dịch bệnh. Khi thủy sản nuôi có dấu hiệu bất thường nên báo ngay cho cán bộ chuyên môn địa bàn để được hỗ trợ về chuyên môn và xử lý dịch bệnh kịp thời theo đúng quy định.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Khánh Hòa nỗ lực trong công tác giám sát, lấy mẫu xét nghiệm bệnh trên thủy sản nuôi. Ảnh: KS.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Khánh Hòa nỗ lực trong công tác giám sát, lấy mẫu xét nghiệm bệnh trên thủy sản nuôi. Ảnh: KS.

Bệnh thường gặp trong mùa nắng nóng

Tỉnh Khánh Hòa nuôi các đối tượng thủy sản chủ lực như tôm thẻ chân trắng, tôm sú, tôm hùm các loại và cá biển như chẽm, mú, chim vây vàng, cá hồng, cá bớp…

Bà Trần Thị Thanh Thúy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y Khánh Hòa cho biết, đối với tôm sú và tôm thẻ chân trắng, bệnh thường gặp trong mùa nắng nóng là hoại tử gan tụy cấp (AHPND) và phân trắng.

Để phòng chống các bệnh này, người nuôi lưu ý lựa chọn giống tôm khỏe mạnh, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật về chất lượng giống, xét nghiệm âm tính với các bệnh nguy hiểm như đốm trắng (WSSV), hoạt tử gan tụy cấp (AHPND), vi bào tử trùng (EHP) và hoại tử dây thần kinh dưới vỏ (IHHNV).

Mùa nắng nóng, cá biển nuôi hay bị bệnh nhiễm khuẩn. Ảnh: KS.

Mùa nắng nóng, cá biển nuôi hay bị bệnh nhiễm khuẩn. Ảnh: KS.

Cùng với đó, theo dõi hàng ngày các chỉ tiêu về môi trường nước ao nuôi như pH, nhiệt độ, oxy hòa tan, màu tảo… để xử lý kịp thời tránh gây ảnh hưởng đến tôm nuôi.

Ngoài ra, nên nuôi tôm với mật độ phù hợp với điều kiện và quy trình nuôi. Định kỳ hàng tháng cần thu mẫu tôm nuôi để kiểm tra các chỉ tiêu các bệnh nguy hiểm, cũng như mẫu nước ao nuôi để kiểm tra chỉ tiêu Vibrio sp.

Đối với tôm hùm hay bệnh sữa, còn cá biển bị bệnh nhiễm khuẩn vào mùa nóng. Do đó, người nuôi cần lựa chọn con giống khỏe mạnh, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật về chất lượng giống, xét nghiệm âm tính bệnh sữa đối với tôm hùm và âm tính bệnh VNN (bệnh hoại tử thần kinh), ký sinh trùng đối với cá biển.

Hàng ngày người nuôi phải theo dõi các chỉ tiêu về môi trường nước nuôi như pH, nhiệt độ, oxy hòa tan, màu nước… để có những xử lý kịp thời tránh gây ảnh hưởng đến tôm nuôi và cá biển.

Ngoài ra nuôi với mật độ phù hợp với từng đối tượng nuôi, quản lý chất lượng thức ăn tươi sống và vệ sinh lồng nuôi, bổ sung vitamin và khoáng vào khẩu phần thức ăn.

Định kỳ kiểm tra chỉ tiêu ký sinh trùng trên cá để xử lý kịp thời các hiện tượng ngoại ký sinh bằng cách tắm nước ngọt, còn đối với nội ký sinh điều trị theo khuyến cáo từ kết quả xét nghiệm.

Vùng nuôi trồng thủy sản ở xã Cam Bình, TP Cam Ranh. Ảnh: KS.

Vùng nuôi trồng thủy sản ở xã Cam Bình, TP Cam Ranh. Ảnh: KS.

Đối với bệnh sữa trên tôm hùm hiện đã có phác đồ điều trị bệnh này được ban hành tại theo phụ lục V, Thông tư 04 ngày 10/5/2016 của Bộ NN-PTNT và giải pháp kỹ thuật điều trị bệnh sữa và đỏ thân trên tôm hùm nuôi lồng của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III.

Được biết, vào các tháng nắng nóng năm 2022, trên địa bàn tỉnh xuất hiện rải rác thủy sản nuôi có hiện tượng bị bệnh và chết. Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã thực hiện giám sát chủ động trên các đối tượng như: tôm nuôi nước lợ, cá biển và nhuyễn thể (ốc hương), đã thu 158 mẫu thủy sản nuôi. Kết quả phát hiện 4 mẫu tôm nuôi nhiễm bệnh đốm trắng, 4 mẫu nhiễm bệnh hoại tử gan tụy cấp và 19 mẫu nhiễm bệnh vi bào tử trùng.

Đối với giám sát bị động từ tháng 5 - 9, Chi cục đã phát hiện trên tôm nuôi có dấu hiệu đỏ thân, hàu chết rải rác tại Ninh Hòa, cá biển, tôm hùm chết rải rác (tỷ lệ 10-15%) tại vùng Trí Nguyên (Nha Trang), ốc hương chết rải rác tại Vạn Thắng (Vạn Ninh) với triệu chứng đứt gãy chóp vỏ, cá chim vây vàng chết hàng loạt do thiếu ôxy và nhiễm khuẩn nặng tại một hộ nuôi tại xã Ninh Thọ (Ninh Hòa).

Bà Trần Thị Thanh Thúy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Khánh Hòa cho biết, 4 tháng đầu năm 2023, đơn vị chưa có ghi nhận các hiện tượng thủy sản nuôi bị chết, có thể do mới đầu vụ thả tôm nuôi nước lợ. Còn các đối tượng nuôi biển như tôm hùm và cá biển vẫn có hiện tượng lác đác bị chết, nhưng không có thông tin báo từ vùng nuôi.

Xem thêm
Nghề nuôi đà điểu gặp khó khăn chưa từng có

Hà Nội Trong trang trại của ông Tài, đàn đà điểu vục đầu ăn ở máng xong một con co chân chạy là tất cả các con khác cùng chạy theo, bụi cuốn bay mù mịt.

Hà Nội xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch

Mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch sinh thái và trải nghiệm ở Văn Đức đã tích hợp được đa giá trị, nâng cao khả năng sản xuất, tiêu thụ.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.