Những chuyến na 'bay' trên núi
Thứ Năm 25/08/2022 , 12:25 (GMT+7)Do địa hình cao và dốc, người dân ở huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) sáng tạo ra cách dùng ròng rọc vận chuyển na từ đỉnh núi xuống, tiết kiệm nhân lực và thời gian.
Na là một trong những cây ăn quả quý, quả na có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, Lạng Sơn hiện có khoảng gần 4.000 ha trồng na. Cây na dai đặc biệt thích hợp với vùng đất Chi Lăng, Hữu Lũng cho quả na thơm và ngọt đặc trưng, được thị trường rất ưa chuộng. Cây na Chi Lăng chủ yếu được trồng trên triền núi đá vôi dọc Quốc lộ 1A, có độ cao, độ dốc lớn.
Năm 2011, sản phẩm na quả Chi Lăng được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam cấp chứng nhận bảo hộ, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu "na Chi Lăng" và được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục Đặc sản "na Chi Lăng" của tỉnh Lạng Sơn được công nhận vào Top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng Việt Nam.
Hiện nay, na Chi Lăng đã được trồng theo tiêu chuẩn sản xuất tốt, sạch, thân thiện với môi trường (VietGAP, GlobalGAP) và sản phẩm thu hoạch chủ yếu được tiêu thụ trong tỉnh, thị trường Hà Nội, một số tỉnh lân cận và xuất khẩu quả tươi sang thị trường Trung Quốc.
Năm 2022, do điều kiện thời tiết đầu năm lạnh, mưa lớn đợt đầu tháng 5 (thời điểm ra hoa, đậu quả na) làm ảnh hưởng tới năng suất, ước sản lượng năm 2022 đạt khoảng 33.000 tấn (năm 2021 đạt 35.000 tấn). Ngoài ra, vụ thu hoạch chính na năm nay cũng muộn hơn hàng năm, tập trung từ trung tuần tháng 8 đến hết tháng 9 dương lịch.
Vụ na năm nay, giá bán trung bình khoảng 35.000- 40.000 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ từ 5.000-7.000 đồng/kg, giá trị ước tính đem lại khoảng 1.300 tỷ đồng. Do địa hình phức tạp, nhiều bà con ở Chi Lăng (Lạng Sơn) đã sáng tạo ra phương pháp dùng ròng rọc đưa na từ đỉnh núi xuống phía dưới, mỗi chuyến có thể chở đc 40-60 kg.
Ngoài ra, những hộ dân có diện tích nhỏ, trồng gần chân núi cũng có thể thu hoạch na và vận chuyển thủ công xuống dưới. Theo những người dân ở Chi Lăng, thời điểm thích hợp để thu hoạch na là sáng sớm hoặc chiều muộn vì ở khu vực núi đá vôi nếu làm việc vào buổi trưa thì rất tốn thể lực, không hiệu quả.
Trong định hướng của Lạng Sơn, thời gian tới sẽ phát triển vùng sản xuất hàng hoá tập trung đủ lớn về quy mô diện tích, sản xuất phù hợp với quy hoạch, tiềm năng, lợi thế, tạo ra các sản phẩm chất lượng, đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc và kiểm soát an toàn thực phẩm, có thương hiệu đáp ứng tiêu chuẩn, thị trường trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, tỉnh đã tạo điều kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, đưa sản phẩm nông nghiệp đặc trưng như quả na đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước, tìm kiếm cơ hội hợp tác liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
tin liên quan
Nhiều dự án nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ đạt kết quả tốt
Chiều 22/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới vùng Đông Á – Thái Bình Dương Manuela V. Ferro.
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Bộ Chính trị quyết định điều động, phân công, bổ nhiệm ông Ngô Đông Hải, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Ông Hà Sỹ Đồng được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị
Ông Hà Sỹ Đồng được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị sau khi ông Võ Văn Hưng được Thủ tướng Chính phủ điều động giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ NN-PTNT.
Kiện toàn Ban Chỉ đạo Đối tác phát triển bền vững nông nghiệp Việt Nam
Bộ NN-PTNT vừa ra quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo Đối tác phát triển bền vững nông nghiệp Việt Nam - PSAV.
Kịp thời hỗ trợ ngư dân 'cứu' tàu cá gặp sự cố trên biển
Quảng Bình Ngày 22/11, lực lượng Bộ đội Biên phòng cửa khẩu cảng Gianh đã ứng cứu kịp thời 4 ngư dân gặp sự cố và kéo tàu đánh cá QB 98179TS vào bờ an toàn.
Phổ biến chủ trương của Đảng và Nhà nước về Hội Nhà báo Việt Nam
Chiều 22/11, hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội Nhà báo Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội.