| Hotline: 0983.970.780

Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn

Thứ Hai 19/07/2021 , 14:55 (GMT+7)

Ngày 19/7, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị trực tuyến xúc tiến thương mại sản phẩm na Chi Lăng và các sản phẩm OCOP khác trên địa bàn.

Phát biểu tại hội nghị, ông Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, cho biết, những năm qua tỉnh đã tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững theo hướng hàng hóa, đổi mới hình thức tổ chức sản xuất gắn với chuỗi tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu.

Theo đó, tỉnh đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp tập trung với quy mô lớn, đặc biệt là cây ăn quả đặc sản như na, hồng, quýt và một số cây có múi khác. Tính đến nay Lạng Sơn đã có 47 sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 đến 4 sao.

Na Chi Lăng là sản phẩm OCOP được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Na Chi Lăng là sản phẩm OCOP được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Việc phát triển các vùng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp an toàn, thực hiện truy xuất nguồn gốc hàng hóa được tập trung chỉ đạo, hiện Lạng Sơn có trên 2.000 ha cây trồng các loại được sản xuất và chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Lạng Sơn, trong năm nay, tỉnh đã hình thành vùng sản xuất na tập trung tại các huyện Chi Lăng, Hữu Lũng với diện tích là 3.500ha. Trong đó 800ha được chứng nhận sản xuất tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, tổng giá trị sản xuất na thu được ước đạt 1.200 tỷ đồng.

Vùng sản xuất hồng tại các huyện Văn Lãng, Cao Lộc với diện tích 1.700ha, sản lượng đạt 6.000 tấn, giá trị đạt khoảng 120 tỷ đồng/năm. Vùng sản xuất rau tại TP Lạng Sơn, huyện Cao Lộc, Lộc Bình, Bình Gia với các loại rau ngồng, bắp cải, bò khai, ngồng hoa vàng đạt khoảng 3.000ha, tổng giá trị thu về khoảng 1.000 tỷ đồng.

Tổng giá trị sản xuất na thu được ước đạt 1.200 tỷ đồng.

Tổng giá trị sản xuất na thu được ước đạt 1.200 tỷ đồng.

Vùng cây thạch đen tại huyện Tràng Định, Bình Gia có diện tích trên 3.000ha, sản lượng 10.000 tấn, giá trị đạt 250 tỷ đồng/năm. Để đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu, Lạng Sơn đã được cấp mã số vùng trồng cho trên 220ha nông sản các loại.

Đối với chương trình OCOP, tỉnh Lạng Sơn xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu sản phẩm OCOP cấp tỉnh để hỗ trợ tích cực công tác quản lý nhà nước và kết nối thông tin, xây dựng hệ thống trung tâm, cửa hàng quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP gồm 12 điểm trên 11 huyện, thành phố. Hiện nay, toàn tỉnh có 26 sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ, 47 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP.

Ông Lý Việt Hưng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lạng Sơn, cho biết, thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển các sản phẩm chủ lực gắn với hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm.

"Đồng thời chúng tôi đẩy mạnh nghiên cứu, dự báo, kết nối thị trường để định hướng sản xuất và quảng bá thương hiệu, tích cực tăng cường hỗ trợ nông dân liên kết với các hệ thống tiêu thụ sản phẩm và sàn thương mại điện tử", ông Hưng cho hay.

Bên cạnh đó, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) cùng với Sở Công thương, Sở NN-PTNT tỉnh Lạng Sơn đã tiến hành ký kết Bản ghi nhớ hợp tác phát triển chuỗi liên kết giá trị trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

Biến rác thải thành điểm tham quan hấp dẫn

QUẢNG NINH HTX Green Life Hạ Long đã trở thành điểm tham quan, trải nghiệm lối sống xanh của rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài khi đến với Quảng Ninh.