| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 07/07/2015 , 10:19 (GMT+7)

10:19 - 07/07/2015

Những con số buồn

Tháng 6/2015 này là tháng thứ 13 liên tiếp, lượng du khách quốc tế đến Việt Nam giảm. Số giảm của tháng 6 là 1,9% so với tháng 6/2014 và 8,2% so với tháng 5/2015./ Việt Nam nỗ lực giải quyết triệt để "6 nỗi sợ" của khách quốc tế

Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch mới đây, thì mặc dù đã cố gắng hết mình để quảng bá hình ảnh của đất nước ra thế giới, nhưng tháng 6/2015 này là tháng thứ 13 liên tiếp, lượng du khách quốc tế đến Việt Nam giảm.

Số giảm của tháng 6 là 1,9% so với tháng 6/2014 và 8,2% so với tháng 5/2015, trong đó khách đến qua đường hàng không giảm 8,6% và đến bằng đường bộ giảm 8,9%.

Đó quả là những con số buồn, bởi so với một số nước trong khu vực, thì lượng du khách đến Việt Nam đã thấp hơn hẳn rồi.

Vì sao một đất nước được nhiều tổ chức quốc tế về du lịch, nhiều tạp chí, trang web về du lịch nổi tiếng thế giới bình chọn là đứng thứ 6 trong số 20 điểm đến tốt nhất thế giới, trong đó Hà Nội là 1 trong 10 thành phố thu hút khách du lịch hàng đầu thế giới, vịnh Hạ Long là một trong 25 địa danh có vẻ đẹp khó tin nhất thế giới.

Hang Sơn Đoòng là 1 trong 12 hang động ấn tượng nhất thế giới. Intercontinental Đà Nẵng là khu nghỉ dưỡng đẳng cấp nhất thế giới… Nghĩa là toàn nhất và nhất, mà lượng du khách quốc tế lại ngày càng giảm một cách có hệ thống như thế?

Trả lời cho câu hỏi trên, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã nêu lên 6 nỗi sợ của du khách nước ngoài đến Việt Nam, trong đó có nỗi sợ về nạn chặt chém, làm giá, như chuyện con gà 600 ngàn đồng, con cua 1,2 kg khi luộc lên chỉ còn 0,4 kg, khách phải trả hơn 400 ngàn đồng, một trái dừa tươi giá 200 ngàn đồng, một cuốc xe ôm gần triệu bạc chỉ vài km, mấy triệu bạc cho 20 phút ngồi xích lô…

Ngày 3/7/2015, tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2015, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Tuấn Anh đã kể một câu chuyện rằng có hai vợ chồng một Việt Kiều vào một quán phở ở Hà Nội ăn sáng.

Khi đứng dậy, chủ quán đòi 800 ngàn đồng cho hai bát phở. Thấy vợ chồng kia phàn nàn, chủ quán đã chém con dao xuống bàn và quát “không nói nhiều”. Thấy vậy, cặp vợ chồng kia đành phải trả đủ 800 ngàn đồng rồi ngậm ngùi ra về…

Những chuyện này không mới, và đã diễn ra từ rất lâu, không năm nào dư luận không xôn xao về nạn chặt chém tại những khu du lịch nổi tiếng như Sầm Sơn, Đồ Sơn, Hương Tích… Nhưng chính quyền và các cơ quan chức năng hình như cũng chỉ mới vào cuộc một cách rất… vừa phải.

Bằng chứng là ngay trong cuộc họp trên, khi nghe Bộ trưởng kể, ông Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Nội mới hứa sẽ cho kiểm tra để tìm ra quán phở kia để xử lý, ông còn cho biết thêm, hiện Sở VH-TT&DL Hà Nội đã có đường dây nóng để tiếp nhận những phản ánh của du khách về nạn chặt chém, chèo kéo du khách một cách không lành mạnh. Nhưng khi Bộ trưởng hỏi số điện thoại của đường dây nóng trên, thì ông phó lắc đầu rằng… không biết.

Ngoài nạn chặt chém, làm giá, thì tệ nạn ăn xin, đeo bám khách, vệ sinh môi trường… cũng là những nỗi sợ của du khách.

Những vấn nạn nói trên, được dư luận gọi là kiểu làm du lịch “ăn xổi ở thì”, hay là kiểu “tham bát, bỏ mâm”. Mà chừng nào những vấn nạn đó còn chưa chấm dứt, thì lượng du khách quốc tế đến Việt Nam còn giảm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm