| Hotline: 0983.970.780

Thứ Bảy 16/09/2017 , 07:27 (GMT+7)

07:27 - 16/09/2017

Những con số chỉ mới nghe qua đã thấy… rụng rời!

Đó là những con số được nêu ra trong phiên xét xử vụ “đại án” OceanBank. Dù mới đang ở bước tranh tụng và mới là “bước dạo đầu” của chuyên án nhưng trong danh sách, đã có đến 51 người bị Viện Kiểm sát khép tội. Trong đó, một bị đề nghị tử hình, một chung thân và nhiều đối tượng khác bị đề nghị mức án từ cao đến rất cao.  

Song, nó lại hoàn toàn hợp lý với những con số cũng rất khủng khác, đó là hơn 1.500 tỉ đồng bị chiếm dụng, thất thoát.

Càng kinh khủng hơn, trong quá trình xét hỏi, nhiều bị cáo đã khai và khai nhận số tiền được chi cho “chăm sóc khách hàng”, “ngoài lãi suất” và bị cáo Ninh Văn Quỳnh khai nhận của OceanBank 20 tỷ đồng từ Nguyễn Xuân Sơn.

Theo lời khai của một số bị cáo tại tòa được PV Dân trí ghi lại: “HĐXX đã thẩm vấn các bị cáo để làm rõ khoản chi ngoài lãi suất của Ngân hàng TMCP Đại Dương, (Oceanbank), cho ông Từ Thành Nghĩa - TGĐ Liên doanh Dầu khí Việt – Nga (Vietsovpetro) và ông Võ Quang Huy – Kế toán trưởng của Vietsovpetro.

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (cựu Tổng giám đốc Oceanbank) trước đó khai rằng: nhiều lần đến Vietsovpetro lên tận phòng làm việc giao lưu với cán bộ Vietsovpetro và chuyển tiền chi chăm sóc khách hàng cho lãnh đạo Vietsovpetro…

Toà hỏi: Tặng quà gì, giá trị như thế nào?

Nguyễn Xuân Sơn cho biết, có lần tặng quà từ 10 - 20 nghìn USD hoặc 200 - 300 triệu đồng. Tuy nhiên bị cáo không lưu lại số tiền cụ thể nhưng khoảng từ 2 – 3 tỉ đồng…

Theo bị cáo Nguyễn Minh Thu (cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank), tổng cộng bị cáo chi cho lãnh đạo Vietsovpetro khoảng 22,7 tỷ đổng, trong đó kế toán trưởng nhận từ 15-16 tỷ, còn lại là Tổng Giám đốc nhận. Số tiền này bị cáo đã cung cấp cho cơ quan điều tra và bị cáo khẳng định đó là con số chính xác”.

Có thể rồi đây, những người có tên trong “danh sách” sẽ phản bác, kiện ra tòa vì tội vu cáo như họ đã từng nói. Đây là điều cần thiết để bảo vệ mình. Song, có lẽ cũng cần tham khảo lời nhắc nhở của Hội đồng xét xử: “Có chính xác là không nhận tiền không? Các ông phải chịu trách nhiệm về lời khai của mình. Nếu không nhận tiền thì tại sao rất nhiều bị cáo lại khai giống nhau như vậy?".

Vả lại, người xưa có câu: “Không có lửa, làm sao có khói”… Và có lẽ không cần phải “kiện” thì cơ quan điều tra cũng sẽ làm rõ vụ việc này để rõ “trắng đen” và còn nhằm “vớt vát” lại đôi chút số tài sản thất thoát.

Có điều, với người viết bài này, khi đọc xong những lời khai trên, không khỏi… rụng rời bởi “quà” quá nặng.

Thử làm một phép tính, nếu đúng là mỗi phong bì “quà tặng” từ 10 – 20 ngàn USD thì là bao nhiêu mồ hôi của người lao động nhỉ?

Ví dụ 10 ngàn USD chẳng hạn, nó trị giá khoảng 220 triệu VND. Nếu lương của một công chức 4tr/tháng tức là nó bằng 55 tháng, gần 4,5 năm lao động không ăn, không tiêu, không uống dù chỉ là ly trà đá.

Còn nếu là 20 ngàn USD (440 triệu đồng) thì gấp đôi, bằng gần 9 năm trời đằng đẵng…

Đây chỉ là một lần mà theo lời khai của bị cáo Sơn thì “nhiều lần” đến mức không nhớ hết.

Kinh hoàng hơn, Nguyễn Minh Thu cho biết, bị cáo từng đưa cho một số lãnh đạo Công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn số tiền lên đến 19 tỉ đồng, mỗi lần đưa từ 500 triệu đến 1 tỉ đồng, tức là tương đương với một chiếc ô tô trung bình hoặc một căn hộ!

Chao ôi! Những con số chỉ mới nghe qua đã đủ… rụng rời!

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm