| Hotline: 0983.970.780

Những điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Sơn La: Quỳnh Nhai đi đầu

Thứ Ba 07/11/2017 , 08:15 (GMT+7)

Điểm nổi bật trong triển khai xây dựng NTM những năm qua là, huyện Quỳnh Nhai đã phát huy tốt quyền làm chủ của nhân dân, theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và trực tiếp người dân hưởng lợi”.

Những năm qua, Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) được triển khai quyết liệt ở tỉnh Sơn La. Chương trình đã đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần làm thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc tỉnh nhà.

14-13-15_mo_hinh_nuoi_c_long_be_o_quynh_nhi_mng_li_hieu_qu_kinh_te_co_nh_hung_ging
Một góc nuôi cá lồng bè ở Quỳnh Nhai nhìn từ trên cao

Điểm nổi bật trong triển khai xây dựng NTM những năm qua là, huyện Quỳnh Nhai đã phát huy tốt quyền làm chủ của nhân dân, theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và trực tiếp người dân hưởng lợi”.

Mọi khoản đóng góp, quyền lợi, nghĩa vụ của nhân dân được công khai, minh bạch, đồng thời phát huy tối đa vai trò của Chi bộ và Ban quản lý bản; các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội thông qua việc tổ chức thực hiện hàng nghìn buổi tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tham gia.

Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn của huyện thật sự đi vào cuộc sống, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của bà con, tạo phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp.

Nhiều hộ dân tự nguyện tháo dỡ các công trình, hiến hàng trăm mét vuông đất, diện tích hoa màu, đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hàng chục tỷ đồng để xây dựng đường giao thông nông thôn. Kết quả là trong năm 2016 thực hiện 635 tuyến, với 47,546km đường bê tông xi măng.

Về tiêu chí thủy lợi, đến nay đã có 7 xã đạt tiêu chí này, gồm Mường Giàng, Mường Chiên, Pá Ma Pha Khinh, Mường Sại, Chiềng Khoang, Chiềng Bằng, Chiềng Ơn. Có 146 công trình thủy lợi do các xã quản lý. Hoàn thành công trình kênh thoát lũ tại các điểm tái định cư Co Líu – Lọng Mấc, xã Mường Giôn.

Hoàn thành công trình nước sinh hoạt bản Huổi Suông, xã Cà Nang. Tiến hành sửa chữa công trình nước sinh hoạt của bản Hán B, xã Chiềng Khoang. Lập kế hoạch xây mới công trình thủy lợi bản Lóng, bản Chạ, xã Chiềng Khoang.

Từ việc đầu tư mạnh cho thủy lợi đã thúc đẩy phát triển sản xuất, là một trong các tiêu chí quan trọng trong xây dựng NTM. Đến nay đã có 11/11 xã đều có hình thức tổ chức sản xuất là HTX nông nghiệp, thủy sản. Các HTX hầu hết mới thành lập, trong đó có 29 HTX thủy sản, gồm 308 thành viên với 1.680 lồng cá bước đầu sản xuất ổn định.

Hiện tại Quỳnh Nhai đang thực hiện việc hỗ trợ lồng cá cho các HTX nuôi thủy sản; hỗ trợ mô hình nuôi gà lai mía cho 9 xã, mô hình trồng cây ăn quả cho 1 xã với tổng kinh phí 1 tỷ đồng. Ngoài ra cấp giống bò cái sinh sản địa phương cho 1.013 hộ, với kinh phí thực hiện trên 10 tỷ đồng. Sức lan tỏa của các mô hình này là rất lớn.

Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và vai trò chủ thể của người dân, những kết quả đã đạt được trong thời gian qua chính là tiền đề quan trọng để cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai đẩy nhanh tiến độ về đích NTM trong thời gian tới.

Đến nay, Quỳnh Nhai có 7/11 xã đạt tiêu chí bưu điện; 3/11 xã đạt tiêu chí môi trường; 10/11 xã đạt tiêu chí an ninh, trật tự xã hội; 8/11 xã đạt tiêu chí văn hóa; 11/11 xã lao động có việc làm thường xuyên, chiếm tỷ lệ trên 45%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 13,3%. Tỷ lệ hộ nghèo trong toàn huyện năm 2016 giảm xuống 21,3%.

Có 3/11 xã đạt chuẩn NTM là Mường Giàng, Mường Chiên, Chiềng Bằng. 2 xã đạt từ 10 – 14 tiêu chí là Chiềng Ơn, Pá Ma Pha Khinh. 6 xã đạt khá từ 6 – 9 tiêu chí.

 

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.