| Hotline: 0983.970.780

Những lưu ý khi bón phân cho bưởi Năm Roi ở đồng bằng sông Cửu Long

Thứ Sáu 27/10/2023 , 08:05 (GMT+7)

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nổi tiếng nhiều loại cây ăn trái như cam, quýt, bưởi, xoài… Bưởi là cây dễ trồng, tuổi thọ cao, cho trái quanh năm, đa dạng về chủng loại.

Quả bưởi Năm roi có chất lượng thơm ngon, dễ ăn, vị ngọt mát, chứa nhiều vitamin, calorie thấp,... nên rất được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Nhằm giúp bà con nông dân khắc phục các bất cập trên, đảm bảo năng suất và chất lượng, góp phần giữ vững thương hiệu đặc sản bưởi năm roi, Công ty CP phân bón Bình Điền xin lưu ý bà con một số vấn đề kỹ thuật sau.

Ở giai đoạn sinh trưởng nào, bưởi cũng cần đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng như đạm, lân, kali, các trung lượng như Ca, Mg, S, Si và các chất vi lượng như Zn, B... Tuy nhiên nhu cầu dinh dưỡng của cây ở từng giai đoạn rất khác nhau, nhất là giai đoạn cây đang cho trái. Trước đây, bà con thường dùng phân đơn (u rê, lân, kali) để bón vì giá rẻ, dễ điều chỉnh lượng bón, nhất là phân đạm. Tuy nhiên với cách bón này qua nhiều năm sẽ làm cho môi trường đất bị mất cân bằng dinh dưỡng, nhất là các chất trung - vi lượng trong đất ngày càng cạn kiệt, làm cây sinh trưởng phát triển kém, giảm năng suất và chất lượng bưởi thương phẩm. Việc sử dụng phân bón NPK có đầy đủ các chất trung - vi lượng sẽ góp phần ổn định và cân bằng dinh dưỡng trong đất, giúp cây bưởi phát triển bền vững và chất lượng trái tốt hơn.

Hiện tượng chai, sượng múi trên bưởi

Sự mất cân bằng dinh dưỡng trong cây là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn sinh lý trong quá trình phát triển trái, mặc dù chưa có kết luận về sự liên hệ giữa hiện tượng sượng trái với dinh dưỡng khoáng nhưng có những chỉ thị cho thấy canxi (Ca) và magie (Mg) là hai chất có ảnh hưởng đến hiện tượng trái chín không đồng đều.

Sự mất cân bằng giữa Ca, Mg và K cũng là yếu tố gây ra hiện tượng sượng múi. Bón nhiều phân kali nhưng thiếu canxi và magie cũng gây ra sự mất cân bằng dinh dưỡng và làm cho trái bưởi bị sượng, khô đầu múi. Thiếu Bo cũng làm cho trái bưởi có hình dạng không được bình thường, vỏ có rất nhiều đốm nâu, bị lệch tâm, quanh lõi có vết đen, trái cứng và độ ngọt bị giảm, vỏ dày, da vỏ sần sùi, trái ít nước, bị chai sượng.

Thiếu B gây ra những đốm nâu, sần vỏ, trái nhỏ và cứng.

Thiếu B gây ra những đốm nâu, sần vỏ, trái nhỏ và cứng.

Cây bưởi là cây chịu mặn kém, dưới tình hình xâm nhập mặn sâu vào nội đồng như hiện nay ở ĐBSCL làm ảnh hưởng đến một số vùng trồng cây có múi, nhất là giai đoạn cây đang nuôi trái và sau thu hoạch. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu gần đây đã cho thấy cây có múi rất nhạy cảm với Clo, sự dư thừa Clo trong đất sẽ dễ làm trái bị sượng, từ đó suy giảm phẩm chất.

Do vậy cần thường xuyên kiểm tra tình trạng mặn, kiểm soát chất lượng nước tưới và phân bón để giảm thiểu tác hại cho cây bưởi năm roi. Phân bón chuyên dùng Đầu trâu nuôi trái (NPK 14-7-21 + TE) của Công ty CP phân bón Bình Điền với hàm lượng kali cao (21%), sử dụng nguồn kali sunphate 100% bổ sung 7% Lưu huỳnh sẽ là lựa chọn tối ưu cho bà con trồng bưởi nói riêng và cây ăn trái nói chung.

Phân bón Đầu Trâu giúp cây ăn trái đặc biệt bưởi cho năng suất, chất lượng cao.

Phân bón Đầu Trâu giúp cây ăn trái đặc biệt bưởi cho năng suất, chất lượng cao.

Bưởi là cây chịu úng rất kém nhưng cũng không chịu hạn được lâu. Một trong những kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ là biện pháp xiết nước làm cây tạm ngừng sinh trưởng dinh dưỡng buộc chúng chuyển sang giai đoạn sinh sản. Tuy nhiên việc gây stress này làm cho rễ cây suy yếu và dễ bị nấm bệnh tấn công, vì vậy nếu đất không thoát nước tốt, không xới xáo sẽ làm đất bị nén chặt, rễ thiếu oxy dẫn đến thối rễ và vàng lá.

Để vườn cây được khỏe, giảm thiểu hiện tượng trên, trước khi xiết nước tạo bông cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cây, nhất là các loại phân hữu cơ hoai mục, hữu cơ vi sinh. Phân bón NPK AT1, AT2, AT3, NPK 20-20-15 + TE, NPK 20-15-5 + TE, NPK 15-5-20 + TE,…chứa đầy đủ các chất đa, trung, vi lượng với thành phần hợp lý cũng là một trong những sự lựa chọn tối ưu để khắc phục tình trạng trên, đồng thời kết hợp với đào rãnh thoát nước để chống ngập úng.

Bón phân theo nguyên tắt “4 đúng” và “3 phải”

Trước đây, bà con thường bón phân theo kinh nghiệm và sử dụng phân bón một cách chưa hợp lý nên năng suất và chất lượng trái bưởi chưa cao, mặt khác do mất cân bằng dinh dưỡng đã làm sức đề kháng giảm, sâu bệnh phát triển nhiều. Hiện nay, nhiều nông dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ trong canh tác như tuân thủ nguyên tắc 4 Đúng là: đúng loại phân theo giai đoạn sinh trưởng của cây, đúng lượng bón không dư thừa hay thiếu hụt, đúng thời điểm khi cây cần và đúng cách để năng cao hiệu quả sử dụng phân bón.

Ngoài các nguyên tắc trên, cần tuân thủ nguyên lý 3 Phải: Nhìn trời (nắng nóng, mưa nhiều sẽ giảm hiệu quả phân bón), Nhìn đất (tránh bón phân khi đất khô, ngập úng, đất tốt bón ít, đất xấu bón nhiều hơn), Nhìn cây (cây còn sung sức thì bón ít, cây suy cần bón nhiều thông qua các loại phân bón chức năng khác nhau). Như vậy, tùy theo tình trạng cây trồng, tính chất đất và thời tiết mà chúng ta gia giảm hay tăng lượng phân bón cho cây trồng nhằm tăng hiệu quả sử dụng phân bón.

(Còn nữa...)

Xem thêm
Sâu hại chính trên dưa hấu và cách phòng trị

Dưa hấu là loại cây trồng cho thu hoạch quanh năm và có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên hay bị các loại sâu hại làm giảm năng suất, chất lượng và mẫu mã...

Những hiểu lầm về độ đạm trong thức ăn chăn nuôi

Người chăn nuôi thường cho rằng, thức ăn có hàm lượng đạm cao hơn sẽ cho hiệu quả cao hơn, nhưng đây là quan điểm hoàn toàn không chính xác.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?