| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 09/03/2015 , 15:20 (GMT+7)

15:20 - 09/03/2015

Những mặt hàng Trung Quốc gắn mác “made in Việt Nam”

 Người tiêu dùng quay lưng với hàng Trung Quốc kém chất lượng, nhiều sản phẩm được “phù phép” thành hàng Việt - made in VN để lừa người mua...

Giày thể thao hiệu Nike sản xuất từ TQ gắn mắc xuất xứ VN
Giày thể thao hiệu Nike sản xuất từ Trung Quốc gắn mắc xuất xứ VN

Những sản phẩm loại này khá đa dạng từ giày dép, túi xách, đồ gia dụng, điện tử, mỹ phẩm. Thậm chí nhiều sản phẩm gắn mác hàng VN chất lượng cao.

Hàng giả xuất xứ Việt Nam được làm tại Trung Quốc

Những lô hàng giả xuất xứ Việt Nam không dừng lại ở việc các đầu nậu, chủ kinh doanh tự ý chuyển đổi xuất xứ mà hàng hóa giả này còn được sản xuất, in ấn, đóng gói trực tiếp từ Trung Quốc, sau đó tuồn sang VN tiêu thụ.

Cụ thể, mới đây Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM phát hiện lô hàng hơn 3.000 sản phẩm gồm các loại quần áo, giày, ví da, thiết bị di động... mang các thương hiệu ngoại như Nike, Gucci, Versace đựng trong các bao lớn.

Trong đó, khoảng 1.500 đôi giày hiệu Nike có tem nhãn ghi rõ được sản xuất tại VN. Theo quan sát, mặc dù gắn xuất xứ VN nhưng trên những sản phẩm loại này vẫn còn các tem nhãn chữ Trung Quốc còn sót lại.

Tương tự, một lô hàng lớn gồm 4 xe tải bị Ban chỉ đạo phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 quốc gia) kiểm tra khi đang chuyển hàng từ biên giới phía Bắc vào tiêu thụ.

Hàng hóa trên xe ước tính khoảng 100 tấn gồm nhiều chủng loại như: quần áo, phụ tùng xe máy, xe đạp điện, hàng điện gia dụng… Toàn bộ hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng nhiều sản phẩm gắn mác sản xuất tại VN.

Thậm chí các sản phẩm gia dụng còn ghi rõ sản xuất tại Hà Đông, Hà Nội với hạn bảo hành 1 năm, có chứng nhận hợp quy chuẩn, hàng VN chất lượng cao.

Theo đại diện Ban chỉ đạo 389 quốc gia, khi sản phẩm đưa vào thị trường trót lọt sẽ dễ dàng qua mắt người tiêu dùng bởi bao bì sản phẩm được trang trí rất bắt mắt, in ấn sắc nét.

“Hàng giả mạo xuất xứ không chỉ “đánh” vào người tiêu dùng khi mua phải hàng chất lượng kém, giá cao, không được bảo hành, mà còn bóp chết các doanh nghiệp sản xuất trong nước” - đại diện này cho hay.

Nhập hàng Trung Quốc, tráo nhãn mác thành hàng Việt Nam

Trong khi đó thủ thuật đánh tráo nhãn mác, xuất xứ đối với các mặt hàng giày dép, quần áo trở nên khá dễ dàng.

Tại các chợ đầu mối Kim Biên (Q.5), An Đông (Q.6), các loại giày dép có xuất xứ Trung Quốc nhưng hầu hết chủ sạp đều khẳng định với người mua là hàng trong nước sản xuất.

Do là chợ bán lẻ nên nhiều sản phẩm “lột xác” chưa hết, vẫn còn những tem nhãn, dòng chữ Trung Quốc trên sản phẩm.

Tương tự với các sản phẩm quần áo, việc thay đổi xuất xứ chỉ đơn giản bằng cách gắn lên sản phẩm tem nhãn mới.

Mới đây, Chi cục QLTT TP.HCM thu giữ hàng ngàn tem nhãn sản phẩm mang các thương hiệu ngoại, VN được các tiểu thương tại chợ Tân Bình (Q.Tân Bình) dùng để gắn cho các sản phẩm giả mạo.

Theo đại diện Chi cục QLTT TP.HCM, việc xử lý người làm giả xuất xứ đòi hỏi bắt quả tang vụ việc. Riêng các mặt hàng giả mạo xuất xứ VN từ nước ngoài chủ yếu được nhập lậu vào trong nước. Các chủ hàng chấp nhận bỏ hàng hóa vi phạm. Tất cả sản phẩm vi phạm loại này đều bị tịch thu tiêu hủy.

Đồ điện tử gia dụng sản xuất tại TQ nhưng gắn xuất xứ VN. Thậm chí giả mạo hàng VN chất lượng cao, được kiểm định chất lượng Đồđiện tử gia dụng sản xuất tại Trung Quốc nhưng gắn xuất xứ VN, thậm chí giả mạo hàng VN chất lượng cao, được kiểm định chất lượng

Những hộp mỹ phẩm chăm sóc tóc của TRung Quốc nhưng ghi rõ cụ thể địa chỉ sản xuất tại VN bị cơ quan chức năng phát hiện
Những hộp mỹ phẩm chăm sóc tóc của Trung Quốc nhưng ghi rõ cụ thể địa chỉ sản xuất tại VN bị cơ quan chức năng phát hiện

Những hộp mỹ phẩm chăm sóc tóc của TRung Quốc nhưng ghi rõ cụ thể địa chỉ sản xuất tại VN bị cơ quan chức năng phát hiện
Những hộp mỹ phẩm chăm sóc tóc của Trung Quốc nhưng ghi rõ cụ thể địa chỉ sản xuất tại VN bị cơ quan chức năng phát hiện

Đồ điện tử gia dụng sản xuất tại TQ nhưng gắn xuất xứ VN. Thậm chí giả mạo hàng VN chất lượng cao, được kiểm định chất lượng
Đồ điện tử gia dụng sản xuất tại Trung Quốc nhưng gắn xuất xứ VN, thậm chí giả mạo hàng VN chất lượng cao, được kiểm định chất lượng

 

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm