| Hotline: 0983.970.780

Nỗ lực tăng nguồn cung phân bón cho bà con nông dân

Thứ Ba 15/06/2021 , 22:54 (GMT+7)

PVFCCo – nhà sản xuất kinh doanh phân bón Phú Mỹ, đã và đang nỗ lực tăng tối đa sản lượng, điều độ hàng tới các vùng miền, kịp thời phục vụ nông dân.

Trong bối cảnh nguồn cung phân bón thế giới và trong nước đều sụt giảm do ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 suốt 2 năm qua, nhiều nhà máy dừng hoặc hoạt động cầm chừng do việc cung ứng nguyên vật liệu và chuỗi logistics toàn cầu bị đứt gãy, Tổng Công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí (PVFCCo) – nhà sản xuất kinh doanh phân bón Phú Mỹ, đã và đang nỗ lực để tăng tối đa sản lượng, nhanh chóng điều độ hàng tới các vùng miền, kịp thời phục vụ cho bà con nông dân.

Nhà máy hoạt động an toàn, tăng tối đa sản lượng và đảm bảo chất lượng tốt nhất

Là đơn vị sản xuất kinh doanh lớn, có số lượng cán bộ công nhân viên đông nên ưu tiên hàng đầu của PVFCCo là đảm bảo an toàn tuyệt đối, chủ động có nhiều kịch bản, biện pháp để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục, hiệu quả.

PVFCCo đã đặt công tác phòng chống dịch Covid-19 lên hàng đầu, thực hiện nghiêm ngặt, đồng bộ nhiều biện pháp, tạo thành nhiều vòng nhiều lớp, nhiều cấp độ để kiểm soát, phòng chống dịch.

Nhờ vậy mà suốt từ khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát và đặc biệt trong thời gian thực hiện công tác bảo dưỡng tổng thể Nhà máy vào tháng 4-5/2021 vừa qua, đội ngũ cán bộ công nhân viên và hoạt động của PVFCCo luôn đảm bảo tuyệt đối an toàn.

Bảo dưỡng tổng thể Nhà máy Đạm Phú Mỹ an toàn, vượt tiến độ. Ảnh: Đình Khôi.

Bảo dưỡng tổng thể Nhà máy Đạm Phú Mỹ an toàn, vượt tiến độ. Ảnh: Đình Khôi.

Vượt qua các thách thức chưa từng có khi thực hiện bảo dưỡng tổng thể Nhà máy trong điều kiện dịch bùng phát, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tinh thần trách nhiệm cao nhất, PVFCCo đã hoàn thành công tác bảo dưỡng Nhà máy, cho ra sản phẩm urê trước tiến độ.

Bên cạnh đó, nhờ tính toán khoa học, bố trí khéo léo và kết hợp nhịp nhàng giữa các công đoạn, nên dù trong thời gian bảo dưỡng chung của tổ hợp Nhà máy, Nhà máy NPK vẫn vận hành ổn định, góp phần duy trì nguồn cung NPK ra thị trường.

Đội ngũ vận hành sản xuất của Nhà máy cũng không ngừng nâng cao chất lượng và cho ra đời các công thức sản phẩm mới. Tính đến giữa tháng 6/2021, tổng sản lượng phân bón Phú Mỹ do PVFCCo sản xuất đạt 403 ngàn tấn, đạt 41% kế hoạch năm 2021, riêng sản lượng NPK Phú Mỹ vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2% và tăng 50% so với cùng kỳ năm 2020.

PVFCCo ra mắt sản phẩm NPK Phú Mỹ 16-8-8+TE. Ảnh: Đình Khôi.

PVFCCo ra mắt sản phẩm NPK Phú Mỹ 16-8-8+TE. Ảnh: Đình Khôi.

Đối với các mặt hàng phân bón trong nước không sản xuất được phải nhập khẩu như kali, ngay từ đầu năm, PVFCCo đã xúc tiến các hợp đồng dài hạn, tìm kiếm các nguồn hàng mới, nhờ đó lượng ký hợp đồng trong 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 170.000 tấn và đã cung ứng ra thị trường trong 6 tháng ước đạt 90.000 tấn, bằng 150% so với năm 2020 và đạt 60% kế hoạch năm.

Hiện nay, Nhà máy Đạm Phú Mỹ đang vận hành liên tục với công suất cao nhất, cho ra mỗi ngày khoảng 2.450 tấn Đạm Phú Mỹ và gần 1000 tấn NPK Phú Mỹ chất lượng cao.

Dự báo tốt thị trường và điều độ hàng hóa kịp thời

Trong kinh doanh, mọi khâu phân tích, dự báo thị trường, vận chuyển, điều độ, cung ứng sản phẩm tới từng khu vực tiêu thụ... được PVFCCo tập trung thực hiện từ sớm và hết sức quyết liệt. Hàng ngày, đội ngũ kinh doanh thị trường từ tất cả các khu vực trên toàn quốc đều phải có báo cáo phân tích và dự báo thị trường để công tác quản trị điều hành của PVFCCo sát nhất với thực tế.

Trên cơ sở nhận định đúng tình hình, ngay từ cuối năm 2020, PVFCCo tập trung toàn bộ sản lượng cho thị trường nội địa, đồng thời thực hiện điều độ hàng nhanh chóng, khoa học để đảm bảo nguồn cung trong thời gian bảo dưỡng Nhà máy cũng như trong điều kiện một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội.

PVFCCo chung tay ủng hộ phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: Đình Khôi.

PVFCCo chung tay ủng hộ phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: Đình Khôi.

Đội ngũ kinh doanh, thị trường của PVFCCo luôn nhanh chóng ứng phó với đại dịch và tình hình thị trường, trang bị khẩu trang, nước rửa tay khô và các kỹ năng phòng chống dịch cho bản thân mình và hệ thống phân phối, nông dân; kịp thời chuyển các hoạt động xúc tiến thương mại có tập trung đông người, tiếp xúc trực tiếp... sang hình thức, hoạt động khác phù hợp hơn như digital marketing, online, phương tiện thông tin đại chúng, ...

Nhờ vậy, tính đến giữa tháng 6/2021, PVFCCo đã cung ứng ra thị trường khoảng 555.000 tấn phân bón Phú Mỹ các loại, đạt 99,7% kế hoạch 6 tháng đầu năm. Đặc biệt, sản phẩm NPK Phú Mỹ có sự tăng trưởng vượt trội, ước đạt 80.000 tấn, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ 2020.

Tặng phân bón Phú Mỹ cho bà con nông dân. Ảnh: Đình Khôi.

Tặng phân bón Phú Mỹ cho bà con nông dân. Ảnh: Đình Khôi.

 ​Trong thời gian sắp tới, với dự báo dịch Covid-19 và tình hình thiên tai, bão lũ sẽ còn phức tạp, ảnh hưởng lớn tới ngành nông nghiệp, nên PVFCCo xác định sẽ tiếp tục đảm bảo tối đa nguồn cung cho thị trường, đồng thời phối hợp với các địa phương, cơ quan chức năng thực hiện các chương trình thiết thực nhằm kịp thời đồng hành, chia sẻ với bà con nông dân. 

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm