| Hotline: 0983.970.780

Nơi lưu giữ hơn 450 cây ăn quả có múi bố mẹ

Thứ Sáu 27/10/2023 , 11:52 (GMT+7)

HÀ TĨNH Bằng các nguồn lực xã hội hóa và đóng góp của cán bộ, công nhân viên, đến nay, Trại giống Truông Bát đã lưu giữ được 450 cây ăn quả có múi bố mẹ (s0 và s1).

Trại thực nghiệm và sản xuất giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp Truông Bát (viết tắt là Trại giống Truông Bát) trực thuộc Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh được 'khai sinh' vào năm 1994. Trại được giao nhiệm vụ khảo nghiệm và trồng thử tập đoàn cây lâm nghiệp.

Trại thực nghiệm và sản xuất giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp Truông Bát (viết tắt là Trại giống Truông Bát) trực thuộc Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh được “khai sinh” vào năm 1994. Trại được giao nhiệm vụ khảo nghiệm và trồng thử tập đoàn cây lâm nghiệp.

Năm 2017, thông qua sự kêu gọi của của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, Tập đoàn VinGroup đã hỗ trợ Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh hơn 3 tỷ đồng thực hiện cải tạo, nâng cấp Trại giống Truông Bát thành cơ sở bảo tồn nguồn gen và sản xuất giống cây ăn quả có múi của tỉnh.

Năm 2017, thông qua sự kêu gọi của của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, Tập đoàn VinGroup đã hỗ trợ Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh hơn 3 tỷ đồng thực hiện cải tạo, nâng cấp Trại giống Truông Bát thành cơ sở bảo tồn nguồn gen và sản xuất giống cây ăn quả có múi của tỉnh.

Cơ sở hạ tầng như nhà lưới, nhà kho, hệ thống điện, tưới tự động, kênh mương bê tông… được đầu tư đồng bộ, phục vụ tốt nhất cho công tác bảo tồn gen và nhân giống cây ăn quả.

Cơ sở hạ tầng như nhà lưới, nhà kho, hệ thống điện, tưới tự động, kênh mương bê tông… được đầu tư đồng bộ, phục vụ tốt nhất cho công tác bảo tồn gen và nhân giống cây ăn quả.

Anh Võ Tuấn Anh, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh ghép mắt ghép cho cây giống có múi tại Trại giống Truông Bát.

Anh Võ Tuấn Anh, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh ghép mắt ghép cho cây giống có múi tại Trại giống Truông Bát.

Việc chỉn chu trong từng công đoạn nhân giống sẽ tạo ra những cây giống có múi khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, cho năng suất và chu kỳ khai thác dài.

Việc chỉn chu trong từng công đoạn nhân giống sẽ tạo ra những cây giống có múi khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, cho năng suất và chu kỳ khai thác dài.

Bằng các nguồn lực xã hội hóa và đóng góp của cán bộ, công nhân viên, đến thời điểm này, 'kho' cây bố mẹ (s0 và s1) tại Trại giống Truông Bát đã có 450 cây. Trong đó gồm 75 cây S0 và 375 cây S1, với các giống bưởi Phúc Trạch, cam chanh Hà Tĩnh, cam bù, cam Khe Mây và quýt khốp Kỳ Anh.

Bằng các nguồn lực xã hội hóa và đóng góp của cán bộ, công nhân viên, đến thời điểm này, “kho” cây bố mẹ (s0 và s1) tại Trại giống Truông Bát đã có 450 cây. Trong đó gồm 75 cây S0 và 375 cây S1, với các giống bưởi Phúc Trạch, cam chanh Hà Tĩnh, cam bù, cam Khe Mây và quýt khốp Kỳ Anh.

Theo ông Nguyễn Xuân Toàn (áo trắng), Trại trưởng Trại giống Truông Bát, nguồn cây đầu dòng được lưu giữ ở Trại là tài sản vô giá phục vụ việc bình tuyển, lấy mắt ghép nhân giống, đảm bảo duy trì phẩm chất, đặc điểm nông sinh học, tính chống chịu của cây trồng, sản xuất ra cây giống sạch bệnh truyền nhiễm và đảm bảo năng suất, chất lượng quả.

Theo ông Nguyễn Xuân Toàn (áo trắng), Trại trưởng Trại giống Truông Bát, nguồn cây đầu dòng được lưu giữ ở Trại là tài sản vô giá phục vụ việc bình tuyển, lấy mắt ghép nhân giống, đảm bảo duy trì phẩm chất, đặc điểm nông sinh học, tính chống chịu của cây trồng, sản xuất ra cây giống sạch bệnh truyền nhiễm và đảm bảo năng suất, chất lượng quả.

Từ nguồn gen này, những năm qua, Trại giống Truông Bát đã sản xuất, cung ứng cho người dân trong và ngoài tỉnh Hà Tĩnh hàng vạn cây giống/năm, phục vụ sản xuất có hiệu quả. Đồng thời, Trại giống Truông Bát cũng đã trồng, chăm sóc 0,6ha các giống: Bưởi Phúc Trạch, cam chanh Hà Tĩnh, cam bù, đến nay cây trồng đã bước vào chu kỳ kinh doanh.

Từ nguồn gen này, những năm qua, Trại giống Truông Bát đã sản xuất, cung ứng cho người dân trong và ngoài tỉnh Hà Tĩnh hàng vạn cây giống/năm, phục vụ sản xuất có hiệu quả. Đồng thời, Trại giống Truông Bát cũng đã trồng, chăm sóc 0,6ha các giống: Bưởi Phúc Trạch, cam chanh Hà Tĩnh, cam bù, đến nay cây trồng đã bước vào chu kỳ kinh doanh.

'Ngoài nhiệm vụ chính là bảo tồn nguồn gen cây ăn quả có múi, chúng tôi cũng đã trồng thực nghiệm 15 giống cam, bưởi và quýt. Sau 5 năm theo dõi, đánh giá cho thấy một số giống có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, có thể phát triển trên địa bàn Hà Tĩnh như: Bưởi da xanh, bưởi Diễn; cam V2 và cam giòn', ông Nguyễn Xuân Toàn, Trại trưởng Trại giống Truông Bát cho biết.

“Ngoài nhiệm vụ chính là bảo tồn nguồn gen cây ăn quả có múi, chúng tôi cũng đã trồng thực nghiệm 15 giống cam, bưởi và quýt. Sau 5 năm theo dõi, đánh giá cho thấy một số giống có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, có thể phát triển trên địa bàn Hà Tĩnh như: Bưởi da xanh, bưởi Diễn; cam V2 và cam giòn”, ông Nguyễn Xuân Toàn, Trại trưởng Trại giống Truông Bát cho biết.

Cán bộ kỹ thuật của Trại giống Truông Bát còn tham gia hướng dẫn người dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thụ phấn cho cây ăn quả có múi.

Cán bộ kỹ thuật của Trại giống Truông Bát còn tham gia hướng dẫn người dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thụ phấn cho cây ăn quả có múi.

Nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh (ngoài cùng bên phải) trong một số lần thăm và làm việc với Trại giống Truông Bát từng đánh giá cao đóng góp của cán bộ khuyến nông Hà Tĩnh trong công tác bảo tồn, phát triển giống cây ăn quả có múi. Theo ông Doanh, chỉ khi nào người sản xuất tiếp cận được nguồn giống đảm bảo chất lượng thì khi đó cây ăn quả có múi ở Hà Tĩnh mới phát triển bền vững được.

Nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh (ngoài cùng bên phải) trong một số lần thăm và làm việc với Trại giống Truông Bát từng đánh giá cao đóng góp của cán bộ khuyến nông Hà Tĩnh trong công tác bảo tồn, phát triển giống cây ăn quả có múi. Theo ông Doanh, chỉ khi nào người sản xuất tiếp cận được nguồn giống đảm bảo chất lượng thì khi đó cây ăn quả có múi ở Hà Tĩnh mới phát triển bền vững được.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.