| Hotline: 0983.970.780

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Thứ Bảy 14/12/2024 , 08:46 (GMT+7)

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Thanh Mộng, Giám đốc Công ty TNHH Sorimachi Việt Nam, việc áp dụng các phần mềm công nghệ cao như FaceFarm và WACA đang là cơ hội lớn cho các hợp tác xã nông nghiệp tại Việt Nam. Ảnh: Kiều Chi.

Theo ông Nguyễn Thanh Mộng, Giám đốc Công ty TNHH Sorimachi Việt Nam, việc áp dụng các phần mềm công nghệ cao như FaceFarm và WACA đang là cơ hội lớn cho các hợp tác xã nông nghiệp tại Việt Nam. Ảnh: Kiều Chi.

Một trong những cam kết của Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT) là tăng cường hợp tác giữa Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương và nông dân trong khuôn khổ Chiến lược quốc gia về phát triển, với trọng tâm là công nghệ, đổi mới sáng tạo và mang lại giá trị gia tăng cao.

Việc tận dụng những thế mạnh và sự tương đồng trong định hướng phát triển giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ mở ra những bước tiến mới trong hợp tác song phương giữa hai quốc gia.

Dư địa lớn cho hợp tác xã nông nghiệp 

Ông Nguyễn Thanh Mộng, Giám đốc Công ty TNHH Sorimachi Việt Nam, cho biết, việc áp dụng các phần mềm công nghệ cao như FaceFarm và WACA đang là cơ hội lớn cho các hợp tác xã nông nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt trong các dự án trọng điểm về phát triển bền vững, phát thải thấp của Bộ NN-PTNT.  

Một ví dụ thành công của ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp là hợp tác xã rau sạch Chúc Sơn. Với 66 thành viên và vùng sản xuất đạt chứng nhận VietGAP cũng như GlobalGAP, hợp tác xã này đã áp dụng FaceFarm để truy xuất nguồn gốc sản phẩm của từng hộ sản xuất và từng thửa ruộng. Việc sử dụng công nghệ nhằm giúp quản lý toàn bộ quy trình sản xuất từ khâu lập kế hoạch, ghi chép nhật ký sản xuất, tổng hợp chi phí sản xuất, truy xuất nguồn gốc, quản lý vùng, từ trồng trọt đến thu hoạch và tiêu thụ. 

Được sự hỗ trợ của Cục Kinh tế hợp tác & Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN-PTNT) và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, phần mềm FaceFarm được phát triển đã giúp hợp tác xã nâng cao hiệu quả kinh tế và tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng.

Ngoài ra, phần mềm kế toán hợp tác xã nông nghiệp WACA cho phép lãnh đạo hợp tác xã nắm bắt tình hình tài chính kịp thời, bao gồm các tính năng nổi bật như: quản lý vốn góp, cung ứng và sử dụng dịch vụ, phân chia lợi nhuận của xã viên, hỗ trợ kê khai thuế, tự động tổng hợp báo cáo tài chính. 

Dữ liệu vệ tinh giám sát độ chính xác trong thực hành nông nghiệp 

Công ty Sagri đã thí điểm mô hình về sử dụng dữ liệu thông tin từ vệ tinh và trí tuệ nhân tạo AI giám sát canh tác ngập khô xen kẽ (AWD) ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hợp tác với Công ty TNHH Sorimachi, các hợp tác xã và Sở NN-PTNT tại Kiên Giang, Đồng Tháp, sáng tạo này giúp người dân tiết kiệm nước và chi phí tưới tiêu, tiết kiệm công lao động và đảm bảo năng suất. 

Sử dụng dữ liệu từ vệ tinh và trí tuệ nhân tạo trong canh tác ngập - khô xen kẽ giúp người dân tiết kiệm nước và chi phí tưới tiêu, tiết kiệm công lao động và đảm bảo năng suất. Ảnh: Hữu Đức.

Sử dụng dữ liệu từ vệ tinh và trí tuệ nhân tạo trong canh tác ngập - khô xen kẽ giúp người dân tiết kiệm nước và chi phí tưới tiêu, tiết kiệm công lao động và đảm bảo năng suất. Ảnh: Hữu Đức.

Dự án hiện đang phát triển có các công nghệ giám sát mô hình "ngập - khô xen kẽ" (AWD) như phân tích đất dựa trên dữ liệu vệ tinh, đưa ra hình ảnh trực quan, số liệu rõ ràng nhận diện, từ đó đưa ra khuyến cáo về lượng phân bón phù hợp, giúp nông dân giám sát hiện trạng cây trồng trên đất. Ngoài ra, kiểm soát mực nước thông qua giải đoán dữ liệu vệ tinh, mang tới giám sát khách quan, đáng tin cậy cho bà con nông dân tại ruộng. 

Thông qua việc sử dụng dữ liệu vệ tinh và AI để nắm bắt tình trạng quản lý nước của ruộng lúa áp dụng kỹ thuật AWD nhằm giảm phát thải khí mê-tan, và sử dụng dữ liệu này làm bằng chứng đáng tin cậy hơn so với phương pháp hiện tại (sổ ghi chép của nông dân). 

Hoạt động thúc đẩy hợp tác nông nghiệp công nghệ cao nằm trong khuôn khổ thuộc khuôn khổ Dự án "Hỗ trợ mở rộng chiến lược nước ngoài của ngành thực phẩm năm 2024" do Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (MAFF) phát triển, ủy quyền cho Công ty ONE-VALUE thực hiện kết nối các đối tác doanh nghiệp Nhật Bản. 

Một số mô hình ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao, bền vững tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam khác được giới thiệu tại Diễn đàn, bao gồm: giải pháp tưới tiêu tiết kiệm, thông minh trên điện thoại di động do Công ty TIS Inc phát triển; kiểm soát môi trường trong hệ thống ngành làm vườn ở Việt Nam của Công ty Wantanabe pipe; kinh doanh trồng nấm sử dụng hệ thống giám sát môi trường nhà kính từ Công ty TNHH Hokken; thiết bị điều chỉnh mực nước tự động do Công ty TNHH DENSO MANUFACTURING Việt Nam phát triển...

Xem thêm
Mô hình nuôi vịt siêu trứng của nông dân 8x tại An Giang

Từ một trang trại nhỏ ứng dụng thành công mô hình nuôi vịt siêu trứng, anh Võ Hữu Tín đã mở rộng thành 7 trang trại quy mô lớn với tổng đàn hơn 70.000 con.

Buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới vô cùng phức tạp, Bộ NN-PTNT yêu cầu xử lý nghiêm

Bộ NN-PTNT yêu cầu các tỉnh biên giới Tây Nam quyết liệt ngăn chặn buôn lậu lợn và sản phẩm động vật trái phép, nhằm kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ ngành chăn nuôi.

Trồng rau VietGAP, lợi nhuận tăng 40%

BÌNH THUẬN Không chỉ tăng năng suất, mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ, đạt chứng nhận VietGAP còn tăng lợi nhuận bình quân khoảng 40%, đảm bảo sản phẩm chất lượng, an toàn.