| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 15/03/2017 , 06:35 (GMT+7)

06:35 - 15/03/2017

Nới rộng hạn điền, gỡ nút thắt lớn cho ngành nông nghiệp phát triển

Sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thay đổi chính sách đất đai theo hướng tạo điều kiện cho tích tụ, mở rộng hạn điền, là rất kịp thời và đúng đắn. Nghị quyết này chắc chắn sẽ mở đường cho ngành nông nghiệp phát triển vượt bậc...

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2017, trong đó Chính phủ yêu cầu từng thành viên Chính phủ thường xuyên rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật không còn phù hợp, kiên quyết không để thể chế, chính sách gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như phát triển kinh tế - xã hội.

Riêng lĩnh vực nông nghiệp, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên Môi trường phối hợp với Bộ NN-PTNT, Bộ Tư pháp, rà soát, đề xuất sửa đổi chính sách đất đai, tạo thuận lợi cho tích tụ tập trung ruộng đất, mở rộng hạn điền cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn trong quý II năm 2017.

Đây quả là một tin vui, nhất là cho ngành nông nghiệp.

Ở Việt Nam, chính sách hạn điền từng được Hồ Quý Ly đề xuất, thực hiện từ năm 1397 (triều nhà Trần) và kéo dài trong suốt triều nhà Hồ.

Theo đó, thì trừ Đại vương và Trưởng công chúa là được sở hữu ruộng đất không hạn chế, còn lại, từ quý tộc cho đến thứ dân, đều chỉ được sở hữu tối đa 10 mẫu ruộng đất. Những diện tích đất vượt quá mức quy định đó đều bị sung công.

Chính sách đó đã góp phần làm hạn chế thế lực của tầng lớp quý tộc kiêm địa chủ đã được hình thành từ thời Trần, tập trung một số lớn ruộng đất vào tay Nhà nước, từ đó, Nhà nước có điều kiện tích tụ của cải để đáp ứng nhu cầu quốc dụng.

Sau một thời gian dài thực hiện cơ chế hành chính tập trung, quan liêu bao cấp, từ năm 1986, Đảng và Nhà nước ta chủ trương nền kinh tế thị trường, trong đó ruộng đất được giao lâu dài cho nông dân. Và để đảm bảo cho người nông dân giữ được ruộng đất ổn định để nuôi sống gia đình và đóng góp cho xã hội, ngăn cản nạn “địa chủ mới” lại tái hiện, Nhà nước đã ban hành chính sách hạn điền.

Theo đó, mỗi hộ nông dân chỉ được sử dụng tối đa một diện tích đất canh tác hay đất trồng cây lâu năm, đất làm muối... nào đó, theo quy định của luật. Điểm khác của chính sách hạn điền lần này với chính sách hạn điền của Hồ Quý Ly là ở chỗ : Nhà nước XHCN không tập trung ruộng đất vào tay mình, mà hạn điền chỉ là để đảm bảo công bằng cho người nông dân.

Thế nhưng, cùng với sự phát triển của xã hội và theo đà hội nhập ngày càng sâu của nền kinh tế, thì chính sách hạn điền đã không còn phù hợp nữa. Bởi muốn sản xuất nông nghiệp trở thành một nền sản xuất hàng hóa, áp dụng công nghệ cao, thì bắt buộc phải sản xuất lớn. Mà muốn sản xuất lớn thì phải tích tụ ruộng đất. Nhưng tích tụ ruộng đất thì lại vướng chính sách hạn điền. Hạn điền đã trở thành điểm nghẽn, thành cái nút thắt lớn cản trở sự phát triển của nền nông nghiệp nước nhà.

Chính vì vậy, sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thay đổi chính sách đất đai theo hướng tạo điều kiện cho tích tụ ruộng đất, mở rộng hạn điền, là rất kịp thời và đúng đắn. Nghị quyết này chắc chắn sẽ mở đường cho ngành nông nghiệp nước nhà phát triển vượt bậc trong tương lai.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm