| Hotline: 0983.970.780

Nông dân ĐBSCL ưu tiên dùng phân bón nội

Thứ Ba 28/11/2017 , 14:54 (GMT+7)

Tại TP Cần Thơ, Bộ Công thương vừa kết hợp UBND TP. Cần Thơ tổ chức hội thảo "Nông dân ĐBSCL ưu tiên dùng phân bón Việt Nam để mang lại hiệu quả cao nhất cho người sử dụng".

09-54-00_nh_1-_qun_cnh_hoi_tho
Quang cảnh hội thảo

Việc sử dụng phân bón hợp lý sẽ đem lại thu nhập cao hơn cho nông dân là điều đã được các nhà khoa học khẳng định. Thế nhưng đến nay, việc bón phân của một bộ phận bà con vẫn chưa đúng với quy trình canh tác dẫn đến lợi nhuận thu về còn thấp và tốn nhiều chi phí, ngoài ra gây hiệu ứng nhà kính.

Đây cũng là thực trạng chung trong lĩnh vực trồng trọt ở các tỉnh ĐBSCL hiện nay, nhất là trên các vùng đất đã bị nhiễm phèn. Ai cũng biết, sử dụng phân bón hợp lý sẽ đem lại thu nhập cao hơn cho nông dân. Thế nhưng đến nay, một bộ phận bà con vẫn chưa chú ý đúng mức tới điều này. Đây cũng là thực trạng chung trong lĩnh vực trồng trọt ở ĐBSCL, nhất là trên vùng đất đã bị nhiễm phèn.

Tại hội thảo, các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều giải pháp nhằm chuyển giao khoa học kỹ thuật cho lực lượng khuyến nông và bà con nông dân, đặc biệt là giải pháp bón phân hiệu quả, tiết kiệm, tránh dư thừa phân đạm. Việc bà con chưa nắm vững quy trình canh tác, bón phân chưa hợp lý dẫn đến tình trạng phân bón bị hao hụt, bay hơi, lợi nhuận cho mỗi vụ mùa không cao. 

GS.TS Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông nghiệp cho biết: Phân bón là vấn đề quan trọng quyết định năng suất cây trồng trong mùa vụ, việc sử dụng phân bón chất lượng và hiệu quả là quan trọng nhất, vừa giúp đạt năng suất và giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Để sử dụng phân bón hiệu quả cao, bà con nên sử dụng các sản phẩm có thương hiệu trên thị trường, đồng thời thực hiện các giải pháp kỹ thuật như tưới nước xen kẽ, sạ khô, không đốt rơm rạ trên đồng, tránh bón phân thừa đạm…

Ông Nguyễn Công Bằng, PGĐ Cty Đạm Phú Mỹ Tây Nam Bộ cho biết hằng năm, nhu cầu phân bón NPK chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp cần khoảng 4 triệu tấn. Trong đó, riêng khu vực ĐBSCL cần 700.000 tấn. Hiện cả nước có hàng trăm đơn vị sản xuất phân bón NPK các loại, từ công nghệ cuốc xẻng đảo trộn theo phương thức thủ công đến các nhà máy có thiết bị và công nghệ tiên tiến. Về quy mô sản xuất cũng khác nhau từ vài trăm tấn/năm tới vài trăm ngàn tấn/năm/nhà máy.

Vấn nạn phân bón giả, kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất hiện tràn lan trên thị trường đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho bà con nông dân, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, an ninh lương thực cũng như sức khỏe của người dân, tác động xấu đến môi trường. Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, phân bón giả gây thiệt hại tới 2 tỷ USD/năm đối với nền kinh tế.

09-54-00_nh_2_-_nong_dn_chon_phn_bon_trong_nuoc_sn_xut
Nông dân chọn sử dụng phân bón trong nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp

Trong năm 2016, các cơ quan ban ngành đã liên tiếp có những đợt kiểm tra chất lượng phân bón đang sản xuất và lưu hành trên thị trường, phát hiện có đến 50% số mẫu phân bón không đạt chỉ tiêu chất lượng như đăng ký và công bố trên bao bì. Trong đó, hành vi vi phạm phổ biến là thiếu hàm lượng các chất dinh dưỡng trong phân bón so với tiêu chuẩn công bố, đặc biệt là NPK.

Theo ông Bằng, hàng năm Công ty Đạm Phú Mỹ Tây Nam Bộ cung ứng ra thị trường khoảng hơn 300.000 tấn phân bón các loại, ngoài sản phẩm Đạm Phú Mỹ đã quen thuộc với bà con nông dân, thì các sản phẩm DAP Phú Mỹ, Kali Phú Mỹ… đã được bà con nông dân biết đến và tin tưởng sử dụng, đặc biệt là đối với sản phẩm NPK Phú Mỹ.

Xem thêm
Xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi tại Quảng Yên

QUẢNG NINH 12 con lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi đã được tiêu hủy, thị xã Quảng Yên đang khoanh vùng, dập dịch.

Xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật rộng đường

TÂY NINH Ngày 18/5, Bộ NN-PTNT phối hợp UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức hội nghị thúc đẩy xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì hội nghị.

Tiền Giang tôn vinh nhiều trí thức tiêu biểu lĩnh vực khoa học và công nghệ

Năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ đã nghiệm thu, kết thúc và trình ban hành quyết định công nhận 20 nhiệm vụ, trong đó lĩnh vực nông nghiệp có 10 nhiệm vụ.