| Hotline: 0983.970.780

Nông dân thi gặt lúa - rươi gắn sản xuất an toàn với du lịch trải nghiệm

Thứ Sáu 02/06/2023 , 20:34 (GMT+7)

Ngày 2/6, UBND huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) tổ chức Hội thi gặt lúa - rươi hữu cơ vụ xuân 2023 và cắt băng xuất bán chuyến hàng lúa hữu cơ.

Hội thi được tổ chức tại vùng bãi khai thác rươi cáy thôn An Định, xã An Thanh với 4 đội tham gia (thôn An Lao, An Định, Thanh Kỳ và xã Quang Trung). Từ sáng sớm, hàng trăm người dân trong và ngoài xã đã tập trung về khu vực diễn ra hội thi, vừa tham quan, trao đổi kinh nghiệm canh tác lúa trong ruộng rươi vừa cổ vũ cho các đội thi.

Hội thi được tổ chức tại vùng bãi khai thác rươi cáy thôn An Định, xã An Thanh với 4 đội tham gia (thôn An Lao, An Định, Thanh Kỳ và xã Quang Trung). Từ sáng sớm, hàng trăm người dân trong và ngoài xã đã tập trung về khu vực diễn ra hội thi, vừa tham quan, trao đổi kinh nghiệm canh tác lúa trong ruộng rươi vừa cổ vũ cho các đội thi.

Mỗi đội thi bao gồm 10 thành viên (cả nam và nữ) là những người có kinh nghiệm, sức khỏe và kỹ thuật gặt lúa nhanh. Qua quan sát, sau hiệu lệnh của ban tổ chức, chưa đầy 7 phút, bằng đôi bàn tay khéo léo của mình, các đội đã nhanh chóng hoàn thành phần thi. Kết quả chung cuộc, đội thi thôn An Lao giành giải Nhất, xã Quang Trung giải Nhì, tiếp theo là các đội Thanh Kỳ và An Định.

Mỗi đội thi bao gồm 10 thành viên (cả nam và nữ) là những người có kinh nghiệm, sức khỏe và kỹ thuật gặt lúa nhanh. Qua quan sát, sau hiệu lệnh của ban tổ chức, chưa đầy 7 phút, bằng đôi bàn tay khéo léo của mình, các đội đã nhanh chóng hoàn thành phần thi. Kết quả chung cuộc, đội thi thôn An Lao giành giải Nhất, xã Quang Trung giải Nhì, tiếp theo là các đội Thanh Kỳ và An Định.

Theo UBND huyện Tứ Kỳ, hội thi được tổ chức nhằm tăng cường công tác giới thiệu, quảng bá, xây dựng thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận trên địa bàn huyện. Trên cơ sở đó, gắn việc phát triển sản xuất các sản phẩm an toàn với phát triển dịch vụ sinh thái, du lịch trải nghiệm, kích cầu tiêu thụ trong nước và phục vụ xuất khẩu.

Theo UBND huyện Tứ Kỳ, hội thi được tổ chức nhằm tăng cường công tác giới thiệu, quảng bá, xây dựng thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận trên địa bàn huyện. Trên cơ sở đó, gắn việc phát triển sản xuất các sản phẩm an toàn với phát triển dịch vụ sinh thái, du lịch trải nghiệm, kích cầu tiêu thụ trong nước và phục vụ xuất khẩu.

Trong những năm gần đây, với hiểu biết, kinh nghiệm và được trang bị các kiến thức khoa học về chu trình sinh trưởng, phát triển của con rươi, người dân trong vùng đã sử dụng các loại phân bón hữu cơ nhằm tăng độ phì nhiêu cho đất. Nhờ đó, vừa góp phần bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây lúa vừa tạo điều kiện cho vi sinh vật phù du trong đất phát triển, làm nguồn thức ăn cho rươi.

Trong những năm gần đây, với hiểu biết, kinh nghiệm và được trang bị các kiến thức khoa học về chu trình sinh trưởng, phát triển của con rươi, người dân trong vùng đã sử dụng các loại phân bón hữu cơ nhằm tăng độ phì nhiêu cho đất. Nhờ đó, vừa góp phần bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây lúa vừa tạo điều kiện cho vi sinh vật phù du trong đất phát triển, làm nguồn thức ăn cho rươi.

Về hiệu quả kinh tế, vùng bảo tồn, khai thác rươi cáy của huyện Tứ Kỳ có tổng sản lượng hàng năm khoảng 1.900 (lúa 1.500 tấn, rươi 300 tấn, cáy 100 tấn). Riêng vùng khai thác rươi cáy 137 ha khu vực ngoài bãi xã An Thanh cho sản lượng 860 tấn/năm (lúa 450 tấn, rươi 110 tấn, cáy 40 tấn). Thu nhập trung bình của các hộ sản xuất đạt từ 350 - 450 triệu/ha/năm. Theo nhiều hộ dân, việc khai thác, bảo tồn đặc sản rươi cáy kết hợp với sản xuất lúa hữu cơ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe người dân, duy trì hệ sinh thái đồng ruộng…

Về hiệu quả kinh tế, vùng bảo tồn, khai thác rươi cáy của huyện Tứ Kỳ có tổng sản lượng hàng năm khoảng 1.900 (lúa 1.500 tấn, rươi 300 tấn, cáy 100 tấn). Riêng vùng khai thác rươi cáy 137 ha khu vực ngoài bãi xã An Thanh cho sản lượng 860 tấn/năm (lúa 450 tấn, rươi 110 tấn, cáy 40 tấn). Thu nhập trung bình của các hộ sản xuất đạt từ 350 - 450 triệu/ha/năm. Theo nhiều hộ dân, việc khai thác, bảo tồn đặc sản rươi cáy kết hợp với sản xuất lúa hữu cơ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe người dân, duy trì hệ sinh thái đồng ruộng…

Bà Phạm Thị Đào, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hải Dương (thứ 3 từ phải sang) cùng đại diện các doanh nghiệp liên kết, thu mua lúa hữu cơ canh tác tại ruộng rươi trao giải thưởng cho các đội thi.

Bà Phạm Thị Đào, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hải Dương (thứ 3 từ phải sang) cùng đại diện các doanh nghiệp liên kết, thu mua lúa hữu cơ canh tác tại ruộng rươi trao giải thưởng cho các đội thi.

Các đại biểu cắt băng xuất bán chuyến hàng lúa hữu cơ ruộng rươi năm 2023.

Các đại biểu cắt băng xuất bán chuyến hàng lúa hữu cơ ruộng rươi năm 2023.

Xem thêm
Cảnh báo lũ trên các sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi

Cảnh báo lũ trên các sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi. Giá sầu riêng trái vụ tăng mạnh. Hàng thủ công mỹ nghệ hướng tới kim ngạch xuất khẩu 6 tỷ USD. Cơ hội cho cá tra Việt Nam tăng thị phần tại Mỹ.

Dịch bệnh thủy sản diễn biến phức tạp, người nuôi làm gì để thích ứng?

KHÁNH HÒA ThS Võ Thị Ngọc Trâm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III và ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Dịch vụ Sản xuất Thương mại Ngọc Thủy cùng thảo luận, chia sẻ các giải pháp thích ứng với dịch bệnh trên thủy sản diễn biến phức tạp hiện nay.

Khai thác 'mỏ vàng' từ vựa cỏ bàng Phú Mỹ

Kiên Giang Bảo tồn và phát triển bền vững nghề đan cỏ bàng Phú Mỹ nhằm tạo việc làm cho người dân và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái.

Ngành chè đổi mới, hướng sự tập trung đến giới trẻ

Để mở ra con đường thương mại mới cho ngành chè Việt Nam, nhiều chuyên gia kiến nghị cần hướng sự tập trung tới giới trẻ bằng các dòng sản phẩm như trà Ô Long, bột matcha...