| Hotline: 0983.970.780

Nông dân trồng thanh long 'nhẹ gánh' với bệnh đốm nâu

Thứ Sáu 11/08/2023 , 11:18 (GMT+7)

Bệnh đốm nâu trên cây thanh long gây thiệt hại nặng nề về năng suất và chất lượng trái thanh long từ lâu luôn là nỗi trăn trở của bà con nông dân trong quá trình sản xuất.

Việc tìm ra giải pháp quản lý bệnh hiệu quả giúp người nông dân có thể áp dụng vào thực tiễn canh tác là rất cần thiết và nhận được sự quan tâm của bà con. 

Nông dân đau đầu vì tác hại của bệnh đốm nâu

Bệnh đốm nâu là một loại bệnh mới xuất hiện trên cây thanh long tại Việt Nam, khi cây nhiễm bệnh sẽ bị tàn phá nặng nề theo từng giai đoạn phát triển, ban đầu có thể chỉ là những vết lõm màu trắng đục trên cành non, đầu nhánh, sau đó thành đốm tròn màu nâu như mắt cua. Kế tiếp, bệnh phát triển thành các vết liên kết với nhau khiến cho cành sần sùi, còi cọc, thối khô từng mảnh, vỏ quả cũng chịu chung tác hại, thậm chí bị nám cả quả. Trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, nhất là mấy tháng mùa mưa, bệnh bùng phát mạnh trên diện rộng khiến các vườn thanh long thiệt hại nặng, không đạt năng suất, có khi thất thu hoàn toàn vì cây chết.

Bệnh đốm nâu khiến cho giá trị thương phẩm của trái thanh long giảm mạnh, từ đó ảnh hưởng tiêu cực tới thu nhập, lợi nhuận và đời sống kinh tế của bà con nông dân trồng thanh long. Nghiêm trọng hơn, về lâu dài, nếu bệnh không được quản lý tốt có thể làm giảm đáng kể sản lượng thanh long Việt Nam tiêu thụ nội địa và xa hơn là ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu thanh long vì không đáp ứng những yêu cầu về chất lượng của các nước nhập khẩu.

Bệnh đốm nâu khiến giá trị thương phẩm của thanh long giảm mạnh.

Bệnh đốm nâu khiến giá trị thương phẩm của thanh long giảm mạnh.

Nông dân ở huyện Châu Thành, tỉnh Long An, tham gia hội thảo đã chia sẻ về những khó khăn khi cây thanh long mắc bệnh đốm nâu, nếu trung bình mỗi vụ bà con nông dân trồng 1.000 gốc sẽ phải đầu tư từ 100 đến 200 triệu đồng, nhưng cây dính vào bệnh đốm nâu nguy cơ thất thu sau mỗi vụ rất cao. Bệnh chỉ mới xuất hiện trên cây thanh long những năm gần đây nhưng rất nguy hại vì tốc độ lan nhanh và thiệt hại nặng nề. Trước kia bà con nông dân trồng thanh long tại Long An không biết giải pháp phù hợp với bệnh, mày mò sử dụng nhiều loại thuốc hiệu quả kém, không nắm bắt được cách chăm sóc và xử lý khi cây mắc bệnh. 

Làm thế nào để quản lý bệnh đốm nâu hiệu quả?

Vừa qua, tại Châu Thành, Long An, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam đã tổ chức Hội thảo quản lý dịch hại trên cây thanh long. Tại hội thảo, bà con nông dân được chia sẻ các kiến thức liên quan đến bệnh đốm nâu trên cây thanh long như các triệu chứng, cách xâm nhiễm và gây hại cũng như biện pháp phòng chống bệnh.

Đồng thời, các chuyên gia đã phổ cập quy trình quản lý tổng hợp bệnh đốm nâu theo từng giai đoạn phát triển của cây, từ lúc chọn giống, khi cây phát triển cho đến khi thu hoạch. Theo đó, nông dân cần sử dụng giống cây sạch bệnh cho trồng mới, bảo vệ thân mẹ khi mới trồng, vệ sinh vườn sạch, thu gom cành, trái bệnh ra khỏi vườn và dùng vôi rắc lên xử lý để khỏi lây lan mầm bệnh, thường xuyên thăm vườn để phát hiện bệnh.

Gần 250 bà con nông dân Long An chăm chú lắng nghe khi tham gia hội thảo.

Gần 250 bà con nông dân Long An chăm chú lắng nghe khi tham gia hội thảo.

“Đối với bệnh đốm nâu trên cây thanh long, để quản lý hiệu quả bền vững chúng ta nên sử dụng giải pháp quản lý từ giai đoạn trồng đến giai đoạn thu hoạch. Sau đó chúng ta sử dụng một số thuốc hóa học để đảm bảo dứt điểm bệnh, hạn chế tình trạng tái lại nhiều lần, giúp mang đến hiệu quả lâu dài cho cây”, chia sẻ của TS Đặng Thị Kim Uyên – Phó Trưởng bộ môn BVTV, Viện Cây ăn quả Miền Nam. 

TS Đặng Thị Kim Uyên đã có những chia sẻ hữu ích về quản lý bệnh đốm nâu trên cây thanh long.

TS Đặng Thị Kim Uyên đã có những chia sẻ hữu ích về quản lý bệnh đốm nâu trên cây thanh long.

Ông Lê Minh Mẫn – Chuyên viên Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành cho biết: "Hiện nay bà con nông dân chỉ đang thực hiện việc trị bệnh. Trong khi đó, việc phòng trị phải bắt đầu thực hiện từ khi bệnh mới chớm, khi bệnh còn mẫn cảm với thuốc.”

“Việc phòng trị hiện nay, bà con cần thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng. Để quản lý dịch hại chung, bà con cần liên kết với nhau trong quá trình sản xuất để tạo tính cộng đồng, đồng loạt phun thuốc giúp khống chế nấm bệnh trên diện rộng”, ông Mẫn nhấn mạnh.

Chuyên gia của Syngenta phổ biến các giải pháp quản lý bệnh trên cây thanh long.

Chuyên gia của Syngenta phổ biến các giải pháp quản lý bệnh trên cây thanh long.

Về biện pháp xử lý bệnh, bà con được các chuyên gia của Syngenta Việt Nam giới thiệu thuốc trừ nấm bệnh thế hệ mới Miravis® 200SC như một giải pháp hỗ trợ trị đốm nâu trên thanh long. Thuốc có các thành phần giúp kiểm soát nấm bệnh rộng, mạnh mẽ và khả năng thấm sâu nhanh, tránh được sự phân hủy của ánh sáng và chống lại sự rửa trôi do mưa, giảm số lần phun thuốc giúp bảo vệ cây trồng tối ưu, tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường tốt hơn đồng thời gia tăng lợi nhuận cho bà con nông dân. Các chuyên gia khuyến cáo bà con khi sử dụng thuốc cần theo nguyên tắc 4 đúng là: đúng thuốc, đúng nồng độ, đúng thời điểm và đúng cách.

Theo ông Nguyễn Văn Minh - Giám đốc Kỹ thuật Thương mại Syngenta Việt Nam, “việc tích cực phối hợp với các cơ quan ban ngành để thường xuyên tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho bà con nông dân không chỉ thể hiện tâm huyết và nỗ lực của đội ngũ Syngenta giúp quản lý bệnh đốm nâu trên cây thanh long, mà còn để thực hiện sứ mệnh của Công ty trong việc đồng hành cùng ngành nông nghiệp Việt Nam. Chúng tôi hy vọng những đóng góp cho cây thanh long đạt năng suất cao, phát triển bền vững, cũng sẽ giúp bà con cải thiện đời sống kinh tế về lâu dài”.

Miravis® 200SC - Đặc trị đốm nâu trên thanh long

Miravis® 200SC là một phát minh đột phá của thuốc trừ bệnh thế hệ mới của Syngenta Việt Nam với hoạt chất mạnh mẽ thuộc công nghệ ADEPIDYN™, lần đầu có mặt tại Việt Nam, với độ an toàn cao cho người và môi trường. Miravis® 200SC có phổ phòng trị rộng, thấm sâu nhanh và lưu dẫn hiệu quả, chống rửa trôi hiệu quả.

A. Công nghệ ADEPIDYN™ đột phá trong phòng trị nấm bệnh

B. Miravis® 200SC thấm sâu nhanh và lưu dẫn mạnh:

C. Miravis® 200SC chống rửa trôi tuyệt vời và hiệu lực kéo dài: Đặc tính chống rửa trôi vượt trội, đem đến hiệu quả bền bỉ, kéo dài, tiết kiệm chí phí, an toàn cho môi trường

Xem thêm
Tiềm năng làm sạch đất trồng nhiễm Cadimi nhờ sức mạnh của thực vật

Một số loài cây có thể hút và lưu giữ kim loại nặng, gồm chì, Cadimi, asen… không chỉ giúp làm sạch đất ô nhiễm mà còn cho phép thu hồi các kim loại quý.

Những cánh đồng không virus ở xứ sở ngàn hoa

Nỗi ám ảnh về các loại bệnh do virus gây ra trên các vườn hoa, cây ăn trái đã được giải quyết, mang lại những mùa vụ thắng lợi cho nông dân.

Doanh nghiệp đồng loạt kiến nghị về thuế khô dầu đậu tương

Nhiều doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi vừa cùng gửi văn bản nêu những vướng mắc về mã số hàng hóa của mặt hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi.

Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio Hàn Quốc

Toàn Thắng Corporation và Hannam Bio sẽ hợp tác trong phát triển sản xuất vi sinh vật có lợi, tăng năng lực cạnh tranh, đóng góp vào sự phát triển bền vững ngành thủy sản.