| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp An Giang trên đà tăng trưởng

Thứ Năm 10/08/2017 , 14:05 (GMT+7)

6 tháng đầu năm 2017, ngành nông nghiệp An Giang luôn trên đà tăng trưởng 2 - 3% nhờ đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi theo hướng nâng cao chất lượng và có giá trị kinh tế. Đồng thời áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.

Đó là khẳng định của ông Trần Anh Thư, GĐ Sở NN-PTNT An Giang tại hội nghị sơ kết SXNN 6 tháng đầu năm, triển khai 6 tháng cuối năm 2017.

10-16-15_nh_1_-_hoi_nghi_so_ket_6_thng_dunm_ngnh_nong_nghiep_g
Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai 6 tháng cuối năm 2017 ngành nông nghiệp An Giang

Mặc dù những tháng đầu năm thời tiết cực đoan nhưng ngành nông nghiệp An Giang quyết tâm đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao chất lượng và có giá trị kinh tế cao như trồng chuối cấy mô, xoài 3 màu, rau màu trong nhà lưới, nuôi heo công nghệ cao, phát triển các mô hình liên kết sản xuất có hiệu quả, hỗ trợ doanh nghiệp, kêu gọi đầu tư...

Từ đó, kết quả SX khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản rất khả quan, đạt giá trị 17.479,7 tỷ đồng, tăng 179,9 tỷ đồng so cùng kỳ.

Chủ yếu tăng lĩnh vực trồng trọt với giá trị SX đạt gần 11.699,8 tỷ đồng. Mặc dù, tổng sản lượng lúa giảm 2,69% (giảm 46,7 ngàn tấn) nhưng riêng sản lượng nếp bù lại làm tăng 70,24% đã góp phần làm cho giá trị SX lúa tăng.

Để bù vào sản lượng sụt giảm ở hai vụ lúa ĐX và HT, An Giang đẩy mạnh SX để tăng sản lượng vụ TĐ 2017. Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi An Giang cho biết, tỉnh đang tập trung xuống giống vụ TĐ 2017 với tổng diện tích 179.729ha ở 441 tiểu vùng SX lúa được kiểm soát lũ cả năm. Đặc biệt xuống giống vụ TĐ nằm trong đê bao an toàn với diện tích 172.241ha. Dự báo lũ năm nay về sớm và lớn hơn cùng kỳ các năm, tỉnh đưa ra biện pháp xả lũ 26 tiểu vùng, diện tích 21.190ha để lấy phù sa cho vụ lúa ĐX năm sau.

10-16-15_nh_2_-mc_du_thoi_tiet_cuc_donngnh_nong_nghiep_n_ging_luon_tng_truong
Dù thời tiết cực đoan nhưng ngành nông nghiệp An Giang luôn phấn đấu tăng trưởng

Ông Hùng nhận định, cuối tháng 7 và đầu tháng 8/2017 sẽ có những đợt nước lên trên sông Cửu Long, mực nước tại Tân Châu có khả năng ở mức dưới 2,80m. Tháng 8 - 9, mực nước lũ đầu nguồn sông Cửu Long sẽ lên dần. Đỉnh lũ cao nhất năm tại Tân Châu, Châu Đốc có khả năng đạt xấp xỉ mức báo động (BĐ) 2, xuất hiện trong nửa đầu tháng 10 (Tân Châu 4,00m; Châu Đốc 3,50m). Nội đồng Tứ giác Long Xuyên, mực nước cao nhất năm có khả năng xuất hiện vào giữa tháng 10, mức xấp xỉ BĐ2. Hạ lưu sông Cửu Long, triều cường sẽ lên cao vào tháng 10, 11/2017, đỉnh triều cường tại các trạm hầu hết cao hơn TBNN. Mực nước cao nhất năm trên Rạch Ông Chưởng (Chợ Mới) có khả năng xấp xỉ BĐ3, trên sông Hậu (Long Xuyên) cao hơn BĐ3 từ 0,10 - 0,20m (Chợ Mới 3,00m; LX 2,50m).

Ông Trần Anh Thư, GĐ Sở NN-PTNT An Giang cho biết: Mặc dù năm nay thời tiết diễn biến bất thường gây khó khăn cho SX nông nghiệp, nhưng trọng tâm triển khai trong 6 tháng cuối năm của ngành sẽ tăng trưởng đạt 3,15%. Để làm được vấn đề này cần tiếp tục theo dõi công tác bảo vệ, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, hoa màu, cây ăn trái, thủy sản... Thực hiện chuyển dịch đất lúa sang những loại cây, hoa màu có giá trị kinh tế cao hơn. Triển khai áp dụng chương trình “3 giảm, 3 tăng” và “1 phải, 5 giảm”, áp dụng GlobalGAP, VietGAP để giảm giá thành, nâng cao lợi nhuận cho nông dân.

Tổ chức kiểm tra hiện trạng các công trình thủy lợi, trạm bơm điện trên địa bàn tỉnh để có kế hoạch duy tu sửa chữa nhằm đảm bảo ăn chắc diện tích sản xuất vụ TĐ. Đồng thời theo dõi các công trình thủy lợi năm 2017. Trực lũ 24/24, theo dõi, cập nhật và báo cáo kịp thời thiệt hại do các diễn biến bất thường thời tiết gây ra.

10-16-15_nh_3_-_sn_xut_ho_mu_o_nging
Sản xuất hoa màu ở An Giang

Đẩy mạnh liên kết SX theo mô hình cánh đồng lớn, chuỗi liên kết SX và tiêu thụ rau màu, heo sạch, chuối cấy mô, nấm bào ngư... trong đó tập trung vào các hạng mục tổ chức SX, đào tạo tập huấn, xây dựng mô hình, phát triển thị trường.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm