| Hotline: 0983.970.780

Chăn nuôi Bắc Kạn vượt khó: [Bài 1] Cứu cánh từ đàn đại gia súc

Thứ Năm 21/11/2024 , 19:44 (GMT+7)

Trong bối cảnh dịch tả lợn Châu Phi hoành hành gây thiệt hại lớn, chăn nuôi đại gia súc trở thành cứu cánh của nhiều người dân, hợp tác xã ở tỉnh Bắc Kạn.

Anh Dương Văn Trần xây dựng mô hình nuôi trâu, bò vỗ béo mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Ngọc Tú. 

Anh Dương Văn Trần xây dựng mô hình nuôi trâu, bò vỗ béo mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Ngọc Tú. 

Nhiều năm trước, gia đình anh Dương Văn Trần, xã Thượng Giáo (huyện Ba Bể) chủ yếu trồng lúa, ngô, đời sống gặp nhiều khó khăn. Nhận thấy địa phương có tiềm năng nuôi trầu, bò vỗ béo, anh Trần chuyển đổi đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cỏ voi. Ban đầu gia đình chỉ nuôi vài con, nhưng nhờ có nguồn thức ăn dồi dào, anh dần mở rộng mô hình.

Đến nay, gia trại của anh Trần rộng gần 2.000m2, đã đầu tư chuồng nuôi kiên cố, mỗi lứa nuôi từ 40 đến 50 con bò vỗ béo. Chỉ sau ba tháng vỗ béo, anh Trần có thể thu lời từ 3 đến 5 triệu đồng/con. Thấy hiệu quả, anh Trần đã đứng ra thành lập Hợp tác xã Thành Phát, liên kết với các hộ gần đó phát triển mô hình nuôi trâu, bò, bao tiêu đầu ra cho bà con.

Anh Trần cho biết, hợp tác xã được hỗ trợ của Nhà nước thực hiện mô hình nuôi trâu, bò sinh sản. Hợp tác xã đã cấp giống cho 21 hộ dân, đa số là hộ nghèo, cận nghèo. Hiện nay, một số con bò đã đẻ lứa bê mới, tổng đàn đã tăng thêm 13 con, bà con rất phấn khởi, có thêm nguồn thu nhập.

Để ngành chăn nuôi, đặc biệt là phát triển đàn đại gia súc, huyện Ba Bể cử cán bộ chuyên môn hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ vay vốn theo các chương trình, dự án và nguồn vốn tín dụng chính sách.

Quy hoạch vùng tập trung phát triển chăn nuôi ở những xã có điều kiện phù hợp như Thượng Giáo, Phúc Lộc, Cao Thượng, Bành Trạch, Quảng Khê.

Huyện Ba Bể phấn đấu đến năm 2025 có 5 trang trại chăn nuôi trâu, bò, những trang trại này sẽ là động lực, thu hút các thành viên để thành lập các hợp tác xã nuôi trâu, bò, từ đó tăng hiệu quả kinh tế.

Những mô hình nuôi trâu, bò vỗ béo đanh phát triển nhanh tại tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Ngọc Tú.

Những mô hình nuôi trâu, bò vỗ béo đanh phát triển nhanh tại tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Ngọc Tú.

Ông Phạm Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Bể cho biết, huyện tập trung nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, trong đó chủ yếu là chăn nuôi gia súc. Huyện gắn chăn nuôi trầu, bò, dê gắn với các cơ sở chế biến để tạo ra những sản phẩm đặc trưng, gia tăng giá trị góp phần xóa đói giảm nghèo, giúp người dân vươn lên làm giàu.

Ngoài trâu, bò, một điểm sáng trong chăn nuôi gia súc ở tỉnh Bắc Kạn thời gian qua là việc phát triển đàn ngựa bạch.

Tại xã Lương Thượng (huyện Na Rì), nhiều mô hình nuôi ngựa bạch thành công, mang lại giá trị kinh tế cao. Hiện nay tổng đàn ngựa bạch của xã đạt 150 con. Trên thị trường, một con ngựa bạch trưởng thành có giá từ 50 đến 70 triệu đồng.

Ông Bế Văn Nghĩa, Trưởng thôn Nà Làng (xã Lương Thượng) cho biết, những năm gần đây, nuôi ngựa bạch phát triển nhanh, cả thôn có 20 hộ nuôi ngựa bạch, với gần 60 con. Bên cạnh chăn thả tự nhiên, người dân cũng trồng thêm cỏ để tạo nguồn thức ăn.

Ngựa bạch hiện được người dân nuôi nhiều ở các huyện Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm, tổng đàn có thể lên đến hàng nghìn con.

Để đảm bảo đầu ra, tỉnh Bắc Kạn mở rộng chợ buôn bán trâu, bò Nghiên Loan (huyện Pác Nặm), đây là chợ đầu mối buôn bán gia súc thuộc hàng lớn nhất khu vực miền Bắc. Mỗi phiên có hàng nghìn con trâu, bò, ngựa được người dân, tư thương từ nhiều tỉnh thành mang đến giao dịch.

Thời gian tới, tỉnh Bắc Kạn xác định mở rộng hình thức nuôi nhốt vỗ béo trâu, bò theo hướng quy mô trang trại, các hợp tác xã sẽ đứng vai trò chủ chốt.

Ngoài ra, địa phương này cũng đang thu hút doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến sản phẩm từ thịt gia súc để cung cấp ra thị trường, đảm bảo đầu ra, ổn định giá cả cho người chăn nuôi.

Nuôi ngựa bạch tại xã Lương Thượng, huyện Na Rì. Ảnh: Ngọc Tú. 

Nuôi ngựa bạch tại xã Lương Thượng, huyện Na Rì. Ảnh: Ngọc Tú. 

Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn phấn đấu đến năm 2025 xây dựng 25 trang trại chăn nuôi trâu, bò quy mô vừa và nhỏ, đến nay đã thực hiện 32/25 mô hình, đạt 128% kế hoạch. Hiện nay, tổng đàn trâu, bò, ngựa của tỉnh gần 45.400 con (đàn trâu 27.711 con; đàn bò 13.635 con; đàn ngựa 4.039 con).

Xem thêm
Tiêu hủy hàng nghìn con vịt dương tính virus cúm gia cầm

Hopn 3.400 con vịt bơ lai (vịt supe lai vịt bầu) 46 ngày tuổi dương tính virus cúm gia cầm A/H5N1 được lực lượng chức năng tại Quảng Trị tiêu hủy.

Người bạo gan đưa cây mắc ca lên vùng đất cằn Quan Hóa

THANH HÓA Mạnh dạn chặt bỏ cây luồng để trồng thử nghiệm cây mắc ca, ông Hà Văn Thính đã thành công với cây trồng này ở vùng đất khô cằn huyện Quan Hóa (Thanh Hóa).

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Lan toả cánh đồng ‘không dấu chân’

QUẢNG BÌNH Từ mô hình đưa thiết bị bay vào gieo sạ, bón phân ban đầu, huyện Lệ Thủy đã mở rộng diện tích cánh đồng ‘không dấu chân’.

Ngành thủy sản cần bình tĩnh, chủ động tối ưu chuỗi giá trị

Người dân, doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần tránh tâm lý lo sợ dẫn đến tình trạng thu hoạch ồ ạt thủy sản nuôi hoặc hạn chế sản xuất, xuống giống...

Cơn mưa dập tắt đám cháy rừng trên núi

Sơn La Vụ cháy xảy ra chiều 5/4, ở khu vực núi cao, dốc đứng, địa hình hiểm trở, nhiều đá lăn nên việc tiếp cận hiện trường, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất