| Hotline: 0983.970.780

Nụ cười của người trồng gai xanh có thu nhập 'như trong mơ' ở Thanh Hóa

Thứ Ba 09/11/2021 , 19:12 (GMT+7)

Với 19 ha trồng gai xanh, trong những ngày thu hoạch, người phụ nữ này có thể thu về 10 - 15 triệu đồng sau khi đã trừ mọi chi phí.

 

Sở hữu 19 ha trồng cây gai xanh, bà Phạm Thị Thanh, xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa là một trong những đối tác cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy sản xuất sợi gai An Phước - Viramie - nhà máy đầu tiên tại Việt Nam sản xuất sợi từ cây gai xanh. "Tôi không ngờ trồng gai xanh có thể đem lại thu nhập tốt như thế. Cứ như trong mơ vậy", bà Thanh nói khi đang kiểm tra công đoạn thu hoạch gai trên đồi.

 

Trước đây, nhà bà Thanh trồng mía, sắn cung cấp cho các nhà máy chế biến ở khu vực lân cận nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Từ năm 2018, gia đình chuyển sang canh tác cây gai xanh, đến nay đã đem lại thu nhập cao và ổn định.

"Năm 2018 tôi trồng 1 ha thử nghiệm, đến 2020 nâng lên 7,2 ha, đầu năm 2021 là 11 ha và hiện tại tổng diện tích gai xanh của nhà tôi và 19 ha", nữ nông dân Thanh Hóa chia sẻ và cho biết thêm là toàn bộ diện tích đều do gia đình sở hữu chứ không phải đi thuê.

 

Theo bà Thanh, khó khăn nhất khi chuyển từ mía, sắn sang trồng gai xanh là giai đoạn ban đầu, vì thông tin, kiến thức gần như không có gì mà không biết hỏi ai. Bà Thanh nói khi đã biết quy trình chăm sóc rồi thì nhàn hơn nhiều so với trồng mía, trồng sắn: "Không phải làm đất, không phải làm cỏ, cây cứ thu xong lại mọc lên thôi. Quan trọng là phải biết cách thu hoạch, cách phơi, không để bị mốc, bị hỏng".

 

Riêng về thu nhập, bà Thanh cho biết khi đến thời điểm thu hoạch "mỗi ngày nếu 6-8 máy tuốt hoạt động thì có thể thu về 15 - 20 triệu đồng sau khi đã trừ hết chi phí". Hiện nay, gia đình đang có 6 máy tuốt gai, mỗi máy có 5 người làm/ca, trong đó có 1 người đứng máy, 1 người phụ máy và 3 người cắt cây, chi phí nhân công vào khoảng 900.000 đồng/máy/ngày.

Tính trung bình theo năm, nữ nông dân này cho biết mỗi ha trồng gai xanh cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng sau khi đã trừ hết chi phí.

 

Theo thông tin từ cán bộ kỹ thuật của Nhà máy sản xuất sợi gai An Phước - Viramie, khi trồng cây gai xanh thì vụ đầu tiên có thời gian lâu nhất, thường vào khoảng 75 ngày thì cho thu hoạch, các vụ tiếp theo chỉ vào khoảng 45-55 ngày là có thể thu.

Trong đó, mùa hè thì cây lớn nhanh, thân mập và cao hơn so với mùa đông. Điều kiện để nhập sợi gai cho Nhà máy sản xuất sợi gai An Phước - Viramie là trên 1,35 mét nhưng bà Thanh cho biết các sợi gai của gia đình chiều dài trung bình thường vào khoảng 1,8 mét. Cá biệt, vào mùa hè có những đợt cây cao đến 2,5 - 3 mét.

 

Về kế hoạch trong thời gian tới, bà Thanh cho biết sẽ không mở rộng diện tích nữa mà tập trung chăm sóc, thu hoạch tốt 19 ha hiện có: "Kế hoạch của gia đình là sang năm mua thêm 4 máy tuốt nữa là thành 10 máy, sau đó thuê thêm nhân công để vừa tăng hiệu quả trồng và thu hoạch".

 

Là nguyên liệu đầu vào cho chu trình sản xuất sợi cao cấp nên chất lượng vỏ cây gai xanh quyết định đến giá thu mua của Nhà máy sản xuất sợi gai An Phước - Viramie. Theo đó, nếu cây có độ dài tốt, đồng đều về chất lượng và đặc biệt là ít lẫn tạp chất (giảm chi phí, thời gian phân loại tại nhà máy) thì sẽ có giá thu mua cao hơn.

Do có diện tích lớn, tập trung nên cây gai xanh của nhà bà Thanh đáp ứng tốt các tiêu chí của nhà máy đưa ra. Hiện nay, giá thu mua sợi gai khô của Nhà máy sản xuất sợi gai An Phước - Viramie giao động từ 39.000 - 45.000 đồng/kg.

 

Bên cạnh lợi ích kinh tế rõ rệt, cây gai xanh còn có tác dụng phục hồi đất rất lớn. Hiện nay, sau khi thu hoạch phần vỏ, thân cây và lá sẽ được băm nhỏ, rải đều lên diện tích trồng làm phân hữu cơ cho đất. Do có hàm lượng protein tốt (lá gai được dùng làm bánh gai) nên thân và lá cây gai xanh nhanh chóng giúp đất trở nên tơi xốp, nhiều dưỡng chất.

 

Có thể thấy, chỉ qua 2 - 3 vụ thu hoạch nhưng lớp mùn từ thân và lá cây gai xanh đã giúp đất chuyển màu, giúp những vụ cây tiếp theo lớn nhanh, xanh tốt. Theo nhiều ý kiến, việc sử dụng phụ phẩm của cây gai xanh làm phân bón hữu cơ có thể là một phương án khả thi để phục hồi những vùng đất đã bị bạc màu, nhiễm bệnh ở nhiều khu vực trồng cây ăn quả của Việt Nam. Tất nhiên, muốn thực hiện được điều đó thì khu vực cải tạo đất phải là nơi có khí hậu phù hợp với cây gai xanh.

 

Chỉ với một lần mua giống, người trồng gai xanh có thể thu hoạch trong 10 năm. Sau mỗi vụ thu hoạch, từ gốc cây gai xanh lại mọc lên cây non và mật độ ngày càng lớn hơn. Theo chuyên gia của Nhà máy sản xuất sợi gai An Phước - Viramie, sau 10 năm, rễ của cây gai xanh có thể thu hoạch để làm dược liệu. Được biết, đây là một vị thuốc an thai rất tốt, được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Chính trị 21:36

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Cách cắm hoa tuyết mai nở đúng dịp Tết âm lịch

Cách cắm hoa tuyết mai nở đúng dịp Tết âm lịch

Xã hội 19:54

Những năm gần đây, hoa tuyết mai được nhiều bà nội trợ yêu thích trong dịp Tết. Vậy đâu là cách cắm hoa tuyết mai nở đúng dip Tết âm lịch?

Bữa cơm tất niên ấm áp của những phạm nhân ở Trại giam Gia Trung

Bữa cơm tất niên ấm áp của những phạm nhân ở Trại giam Gia Trung

Xã hội 19:31

Gia Lai Những phạm nhân và người thân gia đình đã được trại giam Gia Trung tổ chức bữa cơm tất niên ấm áp nhằm động viên họ cải tạo tốt để hưởng chính sách khoan hồng.

Báo chí đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh Tây Ninh

Báo chí đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh Tây Ninh

Thời sự 19:30

Ngày 21/1, UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức họp mặt các cơ quan báo chí dịp Xuân Ất Tỵ 2025.

Đại tá Lê Thơm: Mỗi con trâu, bò lùa qua biên giới được trả công đến 800.000 đồng

Đại tá Lê Thơm: Mỗi con trâu, bò lùa qua biên giới được trả công đến 800.000 đồng

Thời sự 19:20

Đại tá Lê Thơm, Phó Cục trưởng Cục C05 (Bộ Công an) cho biết, thời gian vừa qua các đối tượng buôn lậu đã thay đổi về hình thức, tinh vi hơn.

Xem thêm