| Hotline: 0983.970.780

Núi Thành hướng đến huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2023

Thứ Ba 26/04/2022 , 17:11 (GMT+7)

Huyện Núi Thành (Quảng Nam) đã xây dựng kế hoạch với những nhiệm vụ cụ thể nhằm phấn đấu đến năm 2023, địa phương này sẽ trở thành huyện nông thôn mới (NTM).

Huyện Núi Thành là trọng điểm đầu tư của Khu kinh tế mở Chu Lai, tập trung nhiều Khu công nghiệp lớn, do đó địa phương này nằm trong vùng động lực kinh tế phía Nam của tỉnh Quảng Nam. Trên địa bàn huyện có cảng biển, sân bay, quốc lộ 1A, nhà ga xe lửa, tuyến đường sắt Bắc - Nam và đường cao tốc thông thương 3 tỉnh chạy qua.

Huyện Núi Thành (Quảng Nam) tập trung nhiều Khu công nghiệp, tạo động lực để phát triển kinh tế, xã hội. Ảnh: CTV.

Huyện Núi Thành (Quảng Nam) tập trung nhiều Khu công nghiệp, tạo động lực để phát triển kinh tế, xã hội. Ảnh: CTV.

Với những thế mạnh này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Núi Thành đã làm nên những bước đột phá trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề vững chắc để phấn đấu xây dựng huyện hoàn thành các tiêu chí huyện NTM và phát triển đô thị trong năm 2023.

Qua hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM, điều đầu tiên có thể nhận thấy ở địa phương này là sự thay đổi về nhận thức, tư duy của người dân ngày càng tăng. Đến nay, người dân cơ bản đã nhận thức đúng ý nghĩa, bản chất, mục đích của chương trình, từ chỗ “thụ hưởng, bị động” chuyển dần sang “chủ thể, chủ động”.

Cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng hướng của các cấp chính quyền, đến nay, Núi Thành đã đạt được những thành quả rất đáng ghi nhận. Tháng 4 vừa, UBND tỉnh Quảng Nam đã có quyết định công nhận 3 xã gồm: Tam Trà, Tam Thạnh và Tam Sơn đạt chuẩn NTM. Như vậy, đến nay toàn huyện đã có 15/15 xã đạt chuẩn, đảm bảo đúng kế hoạch đề ra.

Từ những thành quả đó, huyện Núi Thành đang trên đường hướng tới huyện đạt chuẩn NTM vào năm 2023. Theo kế hoạch thực hiện các tiêu chí NTM cấp huyện, địa phương này sẽ tập trung các nguồn lực cho những mục tiêu quan trọng về quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, y tế - văn hóa – giáo dục, kinh tế, môi trường, chất lượng môi trường sống và an ninh trật tự.

Theo đại diện UBND huyện Núi Thành, tổng kinh phí để thực hiện kế hoạch huyện NTM giai đoạn 2021 – 2023 khoảng 1.088 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương và tỉnh trên 501 tỷ đồng, ngân sách huyện khoảng 153,5 tỷ đồng; ngân sách xã và các nguồn khác trên 433 tỷ đồng.

Huyện Núi Thành phấn đấu đến năm 2023 sẽ trở thành huyện NTM. Ảnh: CTV.

Huyện Núi Thành phấn đấu đến năm 2023 sẽ trở thành huyện NTM. Ảnh: CTV.

Ông Ngô Đức An, Phó chủ tịch UBND huyện Núi Thành cho biết, trong công tác tổ chức thực hiện nhiệm vụ, địa phương luôn xác định, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân là một giải pháp quan trọng để thực hiện chương trình. Vì vậy, các hình thức tuyên truyền sẽ phải thay đổi, triển khai đa dạng với sự tham gia của mọi cấp, ngành, đoàn thể nhằm chuyển tải một cách sâu sắc, thiết thực nhất những chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới tới mọi tầng lớp nhân dân.

“Huyện sẽ mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn, nông dân như: “Miền quê đáng sống”, “Nông thôn mới”, “Nông nghiệp sạch”; “Câu chuyện nông thôn”; “Nông thôn đổi mới”... để thu hút được sự quan tâm của nhân dân ngày một đông đảo hơn, nhận thức tốt hơn về vai trò chủ thể của người nông dân trong xây dựng nông thôn mới”, ông An nói.

Đối với công tác huy động nguồn lực, bố trí vốn đối ứng, theo ông An, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Chương trình MTQG xây dựng NTM, cần ưu tiên đầu tư tập trung cho các xã đăng ký đạt chuẩn NTM nâng cao; Đẩy mạnh thực hiện chính sách thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, liên kết với các xã NTM, thông qua đó sử dụng có hiệu quả các khoản huy động hợp pháp khác để xây dựng NTM tại cơ sở.

Nhằm đạt hiệu quả tốt nhất, huyện Núi Thành cũng đề ra kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá thường kỳ. Theo đó, lãnh đạo địa phương này sẽ giao nhiệm vụ cho các cơ quan chuyên môn phụ trách tiêu chí xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám xác tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành báo cáo UBND và Ban chỉ đạo huyện thông qua Văn phòng điều phối NTM huyện thời gian cuối quý, năm và hoàn thành tiêu chí chậm nhất đến tháng 11/2022.

“Ngoài những kế hoạch mà huyện đã đề ra thì để xây dựng đạt chuẩn xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu, các khu dân cư NTM kiểu mẫu, thôn NTM góp phần hoàn thành huyện NTM rất cần có thời gian và nguồn lực hỗ trợ của các cấp, đề nghị Trung ương, tỉnh nên quy định một tỷ lệ hỗ trợ nhất định để các xã có kế hoạch tập trung xây dựng duy trì, giữ vững và nâng cao tiêu chí đạt chuẩn”, đại diện UBND huyện Núi Thành kiến nghị.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.