| Hotline: 0983.970.780

Nuôi cá rô phi lồng bè VietGAP

Thứ Năm 12/01/2017 , 15:05 (GMT+7)

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có 1.195 bè nuôi cá đăng ký với sản lượng cá cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu hàng năm hơn 12.000 tấn. 

13-28-19_nuoi-c-ro-phi
Tỉnh Tiền Giang mỗi năm cung cấp cho thị trường hơn 12.000 tấn cá
 

Xí nghiệp Kinh doanh nuôi trồng thủy sản (thuộc Công ty Cổ phần Kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn) có hệ thống khoảng 30 bè nuôi cá điêu hồng, cá lóc bông, cá chim tại ấp Thủy Tây, xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) vừa được Tổ chức chứng nhận NHO chi nhánh Cần Thơ chứng nhận đạt VietGAP.

Trong quá trình khảo sát và vận động cơ sở nuôi cá điêu hồng lồng bè tham gia chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, Xí nghiệp Kinh doanh nuôi trồng thủy sản đã đăng ký tham gia mô hình thí điểm nuôi cá rô phi đạt tiêu chuẩn VietGAP, gắn kết với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi theo chủ trương của ngành nông nghiệp Tiền Giang.

Xí nghiệp có cửa hàng tiêu thụ cá điêu hồng tại chợ đầu mối thủy sản Bình Điền và có nhà máy chế biến cá rô phi xuất khẩu tại KCN Tân Tạo (TP Hồ Chí Minh), đồng thời tham gia chuỗi “Thực phẩm an toàn” tại TP Hồ Chí Minh.

Qua hơn 3 tháng xây dựng và áp dụng quy trình nuôi cá điêu hồng lồng bè theo VietGAP, Xí nghiệp Kinh doanh nuôi trồng thủy sản đã được Tổ chức chứng nhận NHO chi nhánh Cần Thơ chứng nhận đạt VietGAP cho 20 bè nuôi cá điêu hồng với sản lượng 100 tấn/năm.

Tuy nhiên, chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ cá điêu hồng này mang tính liên kết nội bộ, còn các hộ nuôi chưa muốn liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cá điêu hồng. Theo khảo sát và đánh giá của Chi cục Thủy sản Tiền Giang, các hộ nuôi cá bè chưa muốn thực hiện các mô hình Hợp tác xã, Tổ hợp tác và tham gia chuỗi tiêu thụ với các doanh nghiệp chế biến, phân phối, kinh doanh do việc tiêu thụ cá rô phi hiện nay khá nhanh, dễ dàng và tâm lý các hộ không muốn bị ràng buộc bởi các điều khoản hợp đồng, không muốn tốn thêm các chi phí quản lý, ghi chép, lấy mẫu kiểm tra chất lượng…

Đối với các thương lái thu mua cũng chưa quan tâm nhiều đến việc quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm do cá chủ yếu tiêu thụ nội địa thông qua các chợ truyền thống.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có 1.195 bè nuôi cá đăng ký với sản lượng cá cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu hàng năm hơn 12.000 tấn. Trong các đối tượng thủy sản nuôi bè, cá điêu hồng chiếm 90% số lượng bè, cá chim trắng nước ngọt nuôi chỉ khoảng 2 - 3%, còn lại một số ít nuôi đối tượng khác như lăng nha, trê lai, he… Các cơ sở nuôi cá bè chủ yếu tồn tại dưới dạng nông hộ, bên cạnh một số doanh nghiệp đầu tư nuôi cá bè để tiêu thụ nội địa và chế biến xuất khẩu. Hình thức tiêu thụ cá chủ yếu thông qua các thương lái thu mua, vận chuyển về chợ đầu mối thủy sản Bình Điền (TP Hồ Chí Minh) tiêu thụ.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Cảnh giác với dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Thái Nguyên tăng cường phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm các tháng cuối năm 2024, đầu năm 2025, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Nông dân Cao Phong chuyển đổi hàng ngàn bể phun thuốc vuông sang tròn

Hầu hết bể phun thuốc hình vuông sau một thời gian sử dụng đều bị nứt nhưng bể hình tròn thì không. Sáng kiến của ông Cường đã được hàng ngàn nhà vườn áp dụng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.