| Hotline: 0983.970.780

Nuôi gà siêu đẻ trứng, mỗi năm 'đút túi' gần 2 tỷ đồng

Thứ Hai 26/09/2022 , 11:44 (GMT+7)

HÀ TĨNH Với 8.000 con gà siêu đẻ trứng Isa Brown, mỗi năm trang trại của anh Nguyễn Văn Nguyên thu về hơn 7 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, anh còn lãi khoảng 2 tỷ.

Trang trại chăn nuôi gà của anh Nguyễn Văn Nguyên (SN 1976), ở thôn Bàu Am, xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh 'khai sinh' năm 2018, trên diện tích gần 3 ha.

Trang trại chăn nuôi gà của anh Nguyễn Văn Nguyên (SN 1976), ở thôn Bàu Am, xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh “khai sinh” năm 2018, trên diện tích gần 3 ha.

Đến thời điểm này, anh Nguyên đã đầu tư vào trang trại hơn 5 tỷ đồng, xây dựng quy trình nuôi khép kín 13.000 con gà, trong đó có hơn 8.000 gà siêu đẻ trứng Isa Brown - giống gà có nguồn gốc từ Indonesia.

Đến thời điểm này, anh Nguyên đã đầu tư vào trang trại hơn 5 tỷ đồng, xây dựng quy trình nuôi khép kín 13.000 con gà, trong đó có hơn 8.000 gà siêu đẻ trứng Isa Brown - giống gà có nguồn gốc từ Indonesia.

Theo anh Nguyễn Văn Nguyên, bước đầu triển khai mô hình gặp phải nhiều khó khăn, nhưng hiện nay, trang trại đang từng bước ổn định và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo anh Nguyễn Văn Nguyên, bước đầu triển khai mô hình gặp phải nhiều khó khăn, nhưng hiện nay, trang trại đang từng bước ổn định và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

'Thời điểm này, giá thức ăn đang ở mức cao, chi phí mỗi tháng hết gần 300 triệu đồng nhưng bù lại, giá trứng trên thị trường tăng và bán chạy nên mỗi ngày  thu 6.000 - 7.000 quả trứng, bán với giá bình quân 3.000 đồng/quả, đưa về nguồn thu từ 18 - 21 triệu đồng/ngày', anh Nguyên chia sẻ.

“Thời điểm này, giá thức ăn đang ở mức cao, chi phí mỗi tháng hết gần 300 triệu đồng nhưng bù lại, giá trứng trên thị trường tăng và bán chạy nên mỗi ngày  thu 6.000 - 7.000 quả trứng, bán với giá bình quân 3.000 đồng/quả, đưa về nguồn thu từ 18 - 21 triệu đồng/ngày”, anh Nguyên chia sẻ.

Ngoài nuôi gà thương phẩm, gà đẻ trứng, trang trại này còn nuôi thêm bò, cá… nên tổng doanh thu bình quân mỗi năm đạt khoảng 7 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí, anh Nguyên 'đút túi' gần 2 tỷ đồng.

Ngoài nuôi gà thương phẩm, gà đẻ trứng, trang trại này còn nuôi thêm bò, cá… nên tổng doanh thu bình quân mỗi năm đạt khoảng 7 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí, anh Nguyên "đút túi" gần 2 tỷ đồng.

Để kích thích gà đẻ trứng, chủ trại lắp đặt tự động hệ thống đèn chiếu sáng và đèn màu theo giờ trên trần nhà.

Để kích thích gà đẻ trứng, chủ trại lắp đặt tự động hệ thống đèn chiếu sáng và đèn màu theo giờ trên trần nhà.

Trước khi cho gà lên lồng đẻ trứng, gà được nuôi hậu bị khoảng 16 tuần tuổi. Trong khoảng thời gian này, gà được tiêm 18 lần vacxin phòng dịch bệnh. Từ tuần thứ 18, gà bắt đầu đẻ trứng và đạt tỷ lệ đẻ gần 100% từ tuần thứ 25.

Trước khi cho gà lên lồng đẻ trứng, gà được nuôi hậu bị khoảng 16 tuần tuổi. Trong khoảng thời gian này, gà được tiêm 18 lần vacxin phòng dịch bệnh. Từ tuần thứ 18, gà bắt đầu đẻ trứng và đạt tỷ lệ đẻ gần 100% từ tuần thứ 25.

Để đảm bảo cho đàn gà khỏe mạnh, dãy chuồng được anh Nguyên thiết kế hệ thống hút đẩy không khí tuần hoàn luân chuyển giúp chuồng trại luôn sạch sẽ, thoáng mát, nhiệt độ giữ ổn định ở mức 25 - 26 độ C. Phân gà thải ra được tưới thêm men vi sinh và được dọn thường xuyên nên đảm bảo vệ sinh môi trường.

Để đảm bảo cho đàn gà khỏe mạnh, dãy chuồng được anh Nguyên thiết kế hệ thống hút đẩy không khí tuần hoàn luân chuyển giúp chuồng trại luôn sạch sẽ, thoáng mát, nhiệt độ giữ ổn định ở mức 25 - 26 độ C. Phân gà thải ra được tưới thêm men vi sinh và được dọn thường xuyên nên đảm bảo vệ sinh môi trường.

Giống gà Isa Brown chỉ nuôi khai thác đẻ trứng trong vòng 1 năm, sau đó tiến hành loại thải để nuôi lứa mới. Gà 'thải' được anh bán ra thị trường với giá khoảng 50.000 - 55.000 đồng/kg.

Giống gà Isa Brown chỉ nuôi khai thác đẻ trứng trong vòng 1 năm, sau đó tiến hành loại thải để nuôi lứa mới. Gà “thải” được anh bán ra thị trường với giá khoảng 50.000 - 55.000 đồng/kg.

Theo đánh giá của lãnh đạo xã Lưu Vĩnh Sơn, anh Nguyễn Văn Nguyên là một chủ trại năng động, dám nghĩ, dám làm và làm rất bài bản. Hiện trang trại này là mô hình kinh tế có hiệu quả nhất nhì tại địa phương, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Xã đang khuyến khích bà con trên địa bàn đến tham quan, học tập kinh nghiệm để nhân rộng, trước mắt có thể làm quy mô vừa phải sau đó nâng dần lên tùy theo tiềm lực kinh tế.

Theo đánh giá của lãnh đạo xã Lưu Vĩnh Sơn, anh Nguyễn Văn Nguyên là một chủ trại năng động, dám nghĩ, dám làm và làm rất bài bản. Hiện trang trại này là mô hình kinh tế có hiệu quả nhất nhì tại địa phương, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Xã đang khuyến khích bà con trên địa bàn đến tham quan, học tập kinh nghiệm để nhân rộng, trước mắt có thể làm quy mô vừa phải sau đó nâng dần lên tùy theo tiềm lực kinh tế.

Xem thêm
Nguồn cung gạo toàn cầu giảm

Nguồn cung gạo toàn cầu giảm. Khóa tập huấn Công tác lãnh đạo về phát triển bền vững và tín chỉ carbon. Hộ dân đầu tư gần 3 tỷ đồng nuôi hàu ven cửa sông. Ngành hàng sắn đặt mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Âu thuyền Rạch Mọp - công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu

Sóc Trăng Công trình âu thuyền Rạch Mọp được Bộ NN-PTNT xây dựng tại tỉnh Sóc Trăng với tổng kinh phí 550 tỷ đồng, sau khi hoàn thành sẽ kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu.

Giao thông ùn tắc, người dân chen nhau rời Hà Nội nghỉ lễ

Cuối giờ chiều 26/4, nhiều tuyến đường ở Hà Nội xảy ra ùn tắc giao thông do lượng người về quê tăng đột biến. Các phương tiện phải xếp hàng dài nhích từng chút một hướng về cửa ngõ phía Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm