| Hotline: 0983.970.780

Ồ ạt nuôi cá lóc

Thứ Ba 01/03/2016 , 07:10 (GMT+7)

Theo thống kê của Trạm Thủy sản huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), toàn huyện có trên 11ha ao nuôi cá lóc và hơn 8.000m2 nuôi trong vèo, mùng...

Theo thống kê của Trạm Thủy sản huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), toàn huyện có trên 11ha ao nuôi cá lóc và hơn 8.000m2 nuôi trong vèo, mùng tập trung ở các xã Thường Phước 1, Thường Thới Tiền và Phú Thuận B. Hằng năm cung cấp hơn 4.000 tấn cá thương phẩm.

Ông Nguyễn Văn Tính, ngụ ấp Thượng, xã Thường Thới Tiền chia sẻ, nhà ông có hơn 1.000m2 trồng cây ăn quả nhưng mấy năm nay không có lợi nhuận. Vì thế ông cải tạo để thả nuôi cá lóc, sau 6 tháng thu hoạch, bán từ 35.000 đồng/kg trở lên cho thu lãi khá. Cụ thể vừa bán hơn 20 tấn cá lóc, trừ các khoản chi phí còn lời hơn 100 triệu.

Năm nay diện tích ao nuôi cá lóc ở Hồng Ngự tăng hơn 20% so với năm trước. Anh Nguyễn Văn Minh, ngụ ấp Phú Lợi B, xã Phú Thuận B cho biết, gia đình nuôi 6 ao với diện tích từ 300 - 400 m2/ao. Nếu giá cá lóc ổn định và tỷ lệ hao hụt ít thì mỗi năm có thể lãi từ 200 - 300 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Thành, Phó trưởng Trạm Thủy sản huyện Hồng Ngự cho biết thêm, ngành chuyên môn không khuyến cáo người dân phát triển diện tích nuôi cá lóc vì chưa quy hoạch vùng nuôi, tránh tình trạng cung vượt cầu. Người nuôi có thể thay thế các loại đối tượng khác như cá điêu hồng, rô phi, cá lóc bông, cá giống... Để đảm bảo môi trường ao nuôi, cần xây dựng bể lắng lọc tránh tình trạng thải trực tiếp chất thải ra môi trường... 

Xem thêm
Trở thành chủ trại gà sau một cú… chết hụt

HÀ NỘI Thoát chết sau một tai nạn, anh Cận thuyết phục vợ bỏ nghề thợ xây, về nhà chăn nuôi bởi làm nông tuy mạo hiểm về kinh tế nhưng ít mạo hiểm về tính mạng.

Hậu Giang 'phủ kín' cán bộ thú y 3 cấp từ tỉnh đến xã

Lực lượng thú y được kiện toàn từ tỉnh đến cơ sở theo 3 cấp, đảm bảo nhân lực phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi và tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm.

Chuyển giao giống cà phê chất lượng cao phục vụ tái canh

ĐẮK LẮK Bên cạnh công tác nghiên cứu, việc chuyển giao giống cà phê cho người dân, doanh nghiệp được Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên chú trọng.