| Hotline: 0983.970.780

Ở xóm Gà Luộc nghe chuyện về Supe Lâm Thao

Thứ Tư 07/12/2022 , 17:42 (GMT+7)

Tuyên Quang Có lẽ đây là tên xóm độc nhất vô nhị nước Việt Nam này khiến cho tôi phải tìm đến người ở đây lâu năm nhất để hỏi về nguồn gốc của địa danh.

Ngồi dưới khu vườn xanh mướt mát rộng tới 1,5 ha của anh Nguyễn Quang Phúc ở xóm Gà Luộc, xã Phúc Ninh, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi vừa ngắm những cây bưởi da xanh, bưởi Soi Hà, bưởi Diễn, bưởi Cát Quế, cam Canh, cam Vinh, cam V2 vừa thưởng thức quả. Chủ nhà mến khách cứ luôn tay bổ bưởi, mời khách thử hết bưởi da xanh, bưởi Soi Hà khiến sau một lúc là chúng tôi no căng cả bụng. Tình người ở xó núi heo hút này thật nồng ấm.

Anh Phúc kể, ngay từ lúc nhỏ gia đình mình còn khai hoang để trồng mía đã thấy bố mẹ hay bón phân Lâm Thao rồi, đến gần 10 năm về trước khi anh chuyển sang cây ăn quả có múi thì lại hay dùng NPK 12-5-10 của Lâm Thao để bón thúc. Dạo trước bưởi được giá, thương lái tranh nhau đến Phúc Ninh để mua hàng về dưới xuôi bán, nhưng vài năm nay bưởi rớt giá thành ra thưa vắng dần.

Anh Nguyễn Quang Phúc đang bổ bưởi đãi khách. Ảnh: Dương Đình Tường.

Anh Nguyễn Quang Phúc đang bổ bưởi đãi khách. Ảnh: Dương Đình Tường.

Vợ là giáo viên nên mỗi mình anh chăm sóc cả khu vườn rộng lớn, tuy không mấy vất vả nhưng lúc nào cũng bận bịu. Thu hoạch xong quả là tỉa cành, bón phân, phun thuốc sâu, thuốc nấm. Trước đây đến vụ nhà nhà thụ phấn bổ sung cho bưởi, khi thu hoạch tíu tít hỏi nhau chuyện được mùa, được giá. Giờ giá bưởi hạ nhưng anh Phúc vẫn kiên trì bám trụ. Cây vẫn không phụ công người, xưa giá bưởi gấp đôi gấp ba, lãi 300-400 triệu, nay được lãi mỗi năm hơn 100 triệu.

Hỏi bí quyết chăm sóc bưởi, anh bảo, tùy vào tình trạng của cây, nếu tốt thì dùng NPK Lâm Thao 5-10-3, xấu thì NPK 12-5-10. Khi chúng còn nhỏ thì cuốc xung quanh để bón phân xuống rồi lấp đất, giờ cây đã lớn rồi thì bón trên bề mặt, lựa lúc sau cơn mưa là bón, trong trường hợp bất khả kháng trời không có mưa, quá khô thì bón xong rồi tưới nhẹ.

Vườn bưởi của anh Nguyễn Quang Phúc. Ảnh: Dương Đình Tường.

Vườn bưởi của anh Nguyễn Quang Phúc. Ảnh: Dương Đình Tường.

Anh thường mua phân bón qua đại lý đầu tư đầu năm, cuối năm thu mới trả. Về chất lượng của phân bón Lâm Thao, anh nhận xét là gần đây khá ổn định nhưng hơi khó mua: “Không hiểu do chiết khấu của Lâm Thao thấp hay làm sao ấy mà ra đại lý hỏi thường có ít hàng, lúc hết thì họ hay hướng sang các sản phẩm khác. Có thời điểm thì đợi được nhưng có thời điểm thì không thể đợi được, vì đang có mưa, cây đang cần dinh dưỡng, không thể “đau đẻ chờ sáng trăng” được nên tôi đành tặc lưỡi mua phân khác”.  

Tạm biệt chủ vườn mến khách, chúng tôi đến nhà ông Đỗ Văn Đê-người có thâm niên nhất ở trong xóm. Ngay từ năm 1963, lúc mới 14 tuổi ông đã theo bố mẹ lên đây cùng với 2 gia đình khác từ khi xung quanh núi rừng vẫn còn nhiều beo cọp, buổi tối dân làng không dám thả chó ra vì sợ chúng bắt mất. Lúc ấy ngoài những người mới di cư, xóm không có một ai nhưng vẫn có những gốc chè cổ thụ gốc to bằng bắp chân được trồng rải rác, chứng tỏ trước đây từng có người đến sinh sống rồi rời đi không ai biết lý do.

Ông Đỗ Văn Đê bên tấm bằng mừng thọ có ghi rõ địa chỉ thôn Gà Luộc. Ảnh: Dương Đình Tường.

Ông Đỗ Văn Đê bên tấm bằng mừng thọ có ghi rõ địa chỉ thôn Gà Luộc. Ảnh: Dương Đình Tường.

Ở xóm cận kề nơi người Dao thanh y ở thì họ kể, từ thời Pháp trên cột mốc ở đỉnh đồi cây đa đã có ghi bằng cả chữ Hán lẫn Việt về địa danh Gà Luộc rồi nhưng chẳng ai biết là tại sao lại có địa danh ấy. Đền gà Luộc xưa là một cái miếu nhỏ, có mấy quả chuông gang, con ngựa cổ thờ thành hoàng, nay vẫn án ngữ nơi bờ sông Lô có cái vật cũng gọi tên là Gà Luộc, mùa lũ các xác chết trôi về cứ quẩn quanh ở đó nên dân phải lập đền thờ, vẫn thường cúng cỗ xôi, con gà luộc.

“Xóm giờ có 64 hộ, tôi trở thành lão làng rồi vì ở đây lâu nhất. Kinh tế của xóm trước đây mạnh nhất nhì xã bởi phát triển nông nghiệp. Trồng mía, chè hay giờ là bưởi chúng tôi vẫn đa phần dùng phân bón Lâm Thao vì chất lượng tốt, bền cây dù cho nhiều công ty đến tận thôn để làm hội nghị cũng không mấy ai dùng cả”, ông Đê kể.

Xem thêm
Hà Giang có 10 Sở thực hiện hợp nhất

Ngày 17/12, UBND tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị triển khai, xây dựng phương án sắp xếp các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh này.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao là cuộc cách mạng lớn

An Giang có trên 300 nghìn nông dân trực tiếp sản xuất lúa và 229 hợp tác xã đang đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.

3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin... nhường nhà cho người khác

Thân nhân của 3 hộ dân thôn Làng Nủ viết đơn xin không nhận nhà tái định cư, nhường ngôi nhà khang trang cho các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn hơn.