Bên chén chè nhà tự làm ra, đặc sánh, xanh ngát và thơm chát, bà Đặng Thị Thanh-một nông dân ở xóm Thái Ninh, xã Phúc Ninh, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang kể chuyện cùng tôi. Quãng 20 năm trước đây bà đã biết đến phân bón của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao qua dạng “phân đen” tức NPK 5-10-3 bón lót có màu xanh xám với những mảnh óng ánh giống như thủy tinh của lân nung chảy, bón không cẩn thận là chọc vào đau cả tay.
Tiến đến là bà dùng “phân trắng”, tức phân NPK 5-10-3 không có bổ sung lân nung chảy nữa rồi sang “phân đỏ” tức NPK 12-5-10 bón thúc có màu đỏ. Ngay cả lân cũng thế, có vùng mua lân rời của Lâm Thao gọi là lân bột, mua NPK 5-10-3 của Lâm Thao thì gọi là lân hạt. “Cô em tôi làm đại lý phân bón ở trong xóm, nhiều nông dân có thói quen ra mua không hỏi bón lót hay bón thúc mà chỉ hỏi “phân trắng” hay “phân đỏ” của Lâm Thao, chủ cửa hàng tư vấn thế nào là mang về thôi. Tôi từ lâu đã quen dùng loại “phân đỏ” của Lâm Thao rồi bởi trồng chè, bón theo lứa để lấy búp, cần phải có loại phân tốt, cây nhanh xanh, năng suất.
Chè bón “phân đỏ” cành dày bằng hai cái đũa, cắt máy cứ đổ ôm như những ôm rau muống, lá dày bán càng nặng thì càng tốt. Người buôn chè đến từng nương một, có khi tôi chưa cắt đã gọi, đặt, tranh nhau mua rồi. Thấy giá tăng cao, “phân đỏ” bón tốt nhưng xót tiền bỏ ra quá nên đầu năm nay tôi mới thử chuyển sang loại khác nhưng năng suất, sản lượng chè không bằng được. Tính ra bón “phân đỏ” vẫn là thích nhất, hiệu quả nhất.
Chè cứ 50 ngày 1 lứa. Với 4000m2, mỗi lứa trung bình tôi thu trên 2 tấn, lứa rộ thu trên 3 tấn. Mấy năm nay làm chè rất thích bởi lẽ được giá và dễ bán. Nhà có 1 lao động chăm bón là tôi thôi nhưng mỗi năm 4 lứa sau khi trừ chi phí đi cũng thu lãi được 40-50 triệu đồng. Như nhà em tôi, Đặng Thị Dậu, mỗi năm cũng 4 lứa nhưng diện tích lớn hơn nên thu được trên 100 triệu lãi”. Bà kể.
Anh Nguyễn Đình Quang-nhân viên kinh doanh của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao phụ trách thị trường 3 tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên cho biết: “Lâm Thao có sản xuất riêng loại phân cho cây lấy lá, búp như chè và cây lấy gỗ như NPK 10-5-5 và NPK 16-8-8 cho tiết kiệm, nhưng vẫn có nhiều người dân quen dùng “phân đỏ” NPK 12-5-10 vì hàm lượng đạm, kali cao, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nên lá chè dày, năng suất cao hơn dù giá phân đắt hơn nhưng dân chẳng sợ tốn.
Theo khuyến cáo của Lâm Thao cây chè nên bón làm 3 đợt: cuối tháng 2 đầu tháng 3, cuối tháng 5 đầu tháng 6 và cuối tháng 10-11 nhưng nhiều nơi lại bỏ qua bón cuối tháng 10-11, lúc chè chuẩn bị đốn vì nghĩ chẳng có thu hoạch ngay. Bón lúc đó cây chè có thức ăn, đủ dinh dưỡng để ngủ đông, ra Tết ấm cái là vươn lên rất nhanh, cuối tháng 2 đầu tháng 3 là bắt đầu thu hoạch. Nếu bỏ bón cuối năm thì sang năm chè sẽ thu rất chậm.
Hoặc một số người cứ có thói quen lúc nào giá chè cao mới bón nhiều, bón đều cũng là điều không tốt. Vừa rồi Lâm Thao có chương trình khuyến mãi vàng tại Thái Nguyên riêng cửa hàng của anh Nam ở huyện Đại Từ nông dân đã trúng được 6 chỉ vàng, còn cửa hàng của anh Đông ở phường Mỹ Lâm, TP. Tuyên Quang nông dân đã trúng được 3 chỉ vàng”.