| Hotline: 0983.970.780

Ông Putin lặn xuống đáy biển xem xác tàu ngầm Thế chiến 2

Chủ Nhật 28/07/2019 , 07:53 (GMT+7)

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lặn xuống đáy biển sâu ở vịnh Phần Lan để quan sát xác của một tàu ngầm Liên Xô bị đắm trong thời kỳ Thế chiến 2 khi đối đầu với phát xít Đức. 

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong tàu lặn chuẩn bị khám phá đáy biển ở vịnh Phần Lan. Ảnh: Sputnik.

 

Nhấn để phóng to ảnh

 

Theo Sputnik, ông Putin ngày 27/7 đã lên tàu lặn C-Explorer 3.11 và đi xuống khoảng độ sâu 50 m để quan sát xác tàu ngầm hải quân Liên Xô ShCh-308 Syomga, con tàu đã biến mất bí ẩn trên biển Baltic trong thời kỳ thế chiến II vào lúc bấy giờ.  

Ngoài thực hiện niềm đam mê khám phá và thử thách bản thân, ông Putin trong sự kiện ngày hôm qua cũng tri ân tới những người quân nhân đã thiệt mạng khi tàu ngầm gặp tai nạn.

Theo Sputnik, Sch-308 chìm vào khoảng 24-26/10/1942 do dính phải mìn của phát xít Đức trên đường quay trở lại căn cứ ở St. Petersburg với 40 thủy thủ trên tàu. Trước đó, Sch-308 được cho đã phóng ngư lôi vào 3 tàu của Đức quốc xã.

Xác tàu mới chỉ được phát hiện năm ngoái sau một chiến dịch tìm kiếm mở rộng trên vịnh Phần Lan.

Ông Putin được hỗ trợ bởi một nhóm các thợ lặn sâu chuyên nghiệp. Tổng thống Nga mô tả trải nghiệm này là “ly kì” mặc dù đây không phải là lần đầu tiên ông ngồi tàu lặn để đi xuống đáy biển. Tuy nhiên, việc quan sát một tàu ngầm lịch sử khiến cho ông cảm thấy rất tuyệt. Ông Putin từng lên tàu lặn và đi xuống độ sâu 80 m ở Biển Đen năm 2015.

“Tôi tin rằng tôi phải đến thăm nơi các chuyên gia làm việc và quan sát xem cách mà họ thực hiện nhiệm vụ ra sao để có thể hiểu điều gì thôi thúc họ chọn đây là con đường sự nghiệp này”, ông Putin chia sẻ.

Sputnik cho biết, sau khi lặn xuống biển, ông Putin đã tham gia vào lễ tưởng niệm 40 thủy thủ đoàn thiệt mạng trong vụ tai nạn gần 80 năm về trước.

Ông Putin quan sát chăm chú tàu lặn. Ảnh: Sputnik.

(Theo RT, Sputnik, Dân trí)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm