| Hotline: 0983.970.780

PGS.TS Nguyễn Hữu Huế làm Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Thủy lợi

Thứ Sáu 10/02/2023 , 14:20 (GMT+7)

Ngày 10/2, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan trao quyết định công nhận Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Thủy lợi Khóa IV nhiệm kỳ 2020-2025.

 

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói "cảm xúc' trong lần trở lại nhà trường, nhất là trong những ngày đầu Xuân Quý Mão. Ông cùng lãnh đạo Đại học Thủy lợi tham quan cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm và tận tình thăm hỏi tình hình học tập của sinh viên nhà trường.

 

Vị tư lệnh ngành nông nghiệp dành nhiều thời gian trong thư viện. Ông nói, sách là nguồn tri thức vô giá và động viên trường Đại học Thủy lợi có phương án xây dựng thư viện ngày càng khang trang, hiện đại. 

Qua nhiều chuyến công tác tại các nước phát triển, Bộ trưởng cho rằng Đại học Thủy lợi nên đầu tư, xây dựng thư viện điện tử. Việc này sẽ giúp sinh viên có thêm cảm hứng cũng như đơn giản hóa thủ tục mỗi khi vào thư viện.

 

Tại đây, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo trường Đại học Thủy lợi bên cạnh tủ sách do chính ông tặng hồi năm ngoái. 

Ông gợi mở: "Thông qua những cuốn sách, giảng viên phải truyền được cảm hứng cho sinh viên và dạy cho sinh viên biết cách đặt câu hỏi". Lãnh đạo Bộ NN-PTNT tin rằng càng đặt nhiều câu hỏi, vấn đề càng được đào sâu, bởi "mỗi câu hỏi là khởi đầu của một tri thức trong tương lai".

 

Cũng trong sáng 10/2, Bộ trưởng Lê Minh Hoan trao quyết định công nhận Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Thủy lợi Khóa IV nhiệm kỳ 2020-2025 cho PGS.TS Nguyễn Hữu Huế, Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc Phân hiệu trường Đại học Thủy lợi.

Theo Bộ trưởng, việc bổ nhiệm PGS.TS Nguyễn Hữu Huế thể hiện sự quan tâm chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, Bộ Giáo dục và Đào tạo với sự phát triển của Đại học Thủy lợi, cũng như đánh giá cao năng lực của thầy Huế.

 

PGS.TS. Nguyễn Hữu Huế sinh năm 1976, từng kinh qua công tác tại Viện Khoa học Thủy lợi, Tổng Công ty Xây dựng Nông nghiệp & PTNT. Từ năm 2007 đến nay, ông giảng dạy tại Đại học Thủy lợi.

Các chức vụ của PGS. TS. Nguyễn Hữu Huế tại nhà trường gồm: giảng viên, Phó Trưởng Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng, Phó Trưởng Khoa Công trình, Trưởng Khoa Công trình kiêm Viện trưởng Viện Kỹ thuật công trình...

 

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ với những áp lực cạnh tranh của ngành giáo dục nói chung và Đại học Thủy lợi nói riêng trong thời đại trí tuệ nhân tạo và công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay.

Ông bày tỏ: "Dạy học giờ khó hơn ngày xưa nhiều. Ngoài kiến thức trên ghế nhà trường, sinh viên có nhiều nguồn cung cấp thông tin khác, đòi hỏi các thầy cô phải thường xuyên cập nhật những thông tin mới".

 

Kêu gọi nhà trường “định vị lại công tác đào tạo trong bối cảnh mới” và “dạy làm người trước, dạy làm việc sau”, Bộ trưởng nhấn mạnh: Duy nhất có một điều không thay đổi trong các cách tiếp cận, đó là lấy con người làm trung tâm trong mọi kế hoạch hành động.

Với đặc thù của nhà trường, sản phẩm đầu ra là nguồn nhân lực, lãnh đạo ngành nông nghiệp gợi mở ý tưởng dựa vào những cựu sinh viên cho Đại học Thủy lợi. Ông đánh giá, những cựu sinh viên có thể chia sẻ nhiều kinh nghiệm để người học chuẩn bị sẵn tâm lý, niềm đam mê công việc, tinh thần đoàn kết, làm việc nhóm... trước khi bước ra cuộc sống. 

 

Trên cương vị mới, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huế khẳng định nhiệm vụ được giao vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm lớn.

Ông nói: “Tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Ban cán sự Đảng bộ Bộ NN-PTNT, Đảng ủy Khối các trường Đại học Cao đẳng Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng sự đồng sức, đồng lòng của tập thể Đảng bộ Nhà trường để đưa trường Đại học Thủy lợi đến những thắng lợi mới”.

 

Kết thúc buổi lễ, Bộ trưởng Lê Minh Hoan tri ân GS. TS. Nguyễn Quang Kim, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Thủy lợi và chụp ảnh lưu niệm cùng tập thể lãnh đạo, cán bộ giảng viên nhà trường.

‘Đầu độc’ khe Rào Trường, chủ trang trại lợn bị xử phạt 155 triệu đồng

‘Đầu độc’ khe Rào Trường, chủ trang trại lợn bị xử phạt 155 triệu đồng

Xã hội 16:02

Ngoài việc bị xử phạt 155 triệu đồng, chủ trang trại chăn nuôi lợn thịt công nghệ cao đầu nguồn khe Rào Trường phải chi trả kinh phí trưng cầu giám định...

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

Xã hội 14:03

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

10ha rừng Tây Côn Lĩnh ở Hà Giang bốc cháy trong đêm

10ha rừng Tây Côn Lĩnh ở Hà Giang bốc cháy trong đêm

Xã hội 13:47

Hà Giang Theo Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang, đêm 26/4, địa phương này ghi nhận có vụ cháy rừng xảy ra tại khu vực rừng Tây Côn Lĩnh, thuộc huyện Vị Xuyên với diện tích khoảng 10ha.

Hà Nội dự kiến giảm 61 xã, phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Hà Nội dự kiến giảm 61 xã, phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Xã hội 11:05

Dự kiến, số lượng đơn vị hành chính cấp xã tại Hà Nội giảm sau sắp xếp là 61 đơn vị, gồm 46 xã, 15 phường tại 20 quận, huyện, thị xã.

Rác thải bức tử dòng suối, chính quyền Văn Chấn ‘bất lực’

Rác thải bức tử dòng suối, chính quyền Văn Chấn ‘bất lực’

Xã hội 11:03

Rác thải tràn ngập trên thành cầu, gầm cầu, phủ đầy mặt nước, kéo dài hàng trăm mét dưới lòng suối ở huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái), nhưng chính quyền nơi đây bất lực.

Một cán bộ tử vong vì rơi từ trên cao xuống đất

Một cán bộ tử vong vì rơi từ trên cao xuống đất

Xã hội 11:02

Công an tỉnh Hưng Yên đang xác minh vụ việc cán bộ Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh tử vong tại trụ sở sau khi rơi xuống từ tầng cao của tòa nhà.

Xem thêm

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm