| Hotline: 0983.970.780

Phá rừng chiếm đất sản xuất ở Suối Tân

Thứ Ba 09/03/2021 , 08:27 (GMT+7)

Tình trạng phá rừng chiếm đất sản xuất tại Tiểu khu 231 thuộc xã Suối Tân, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) lặp lại nhiều lần nhưng không được xử lý triệt để.

Xót xa rừng tự nhiên tái sinh bị “chảy máu”

Những ngày đầu tháng 3, chúng tôi có mặt tại hiện trường tiểu khu 231, chứng kiến một diện tích rừng tự nhiên tái sinh vừa bị đốn hạ, cành nhánh và nhiều thân cây gỗ với đường kính trên 20 cm nằm ngổn ngang.

Một diện tích rừng tái sinh vừa bị đốn hạ tại tiểu khu 231. Ảnh: KS.

Một diện tích rừng tái sinh vừa bị đốn hạ tại tiểu khu 231. Ảnh: KS.

Phía bên cạnh diện tích rừng này đốn hạ là những rẫy trồng cây ăn trái như xoài, chuối…cùng với những lán trại được dựng lên.

Theo phản ánh của người dân, tình trạng phá rừng chiếm đất sản xuất tại tiểu khu 231 diễn ra từ nhiều năm nay nhưng cơ quan chức năng không xử lý dứt điểm. Từ đó, những cánh rừng ở khu vực ngày càng bị bào mòn dần.

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, một doanh nghiệp đang triển khai dự án nơi đây cũng xác nhận vụ việc trên. Theo bà Hằng, tại khoảnh 1,2 tiểu khu 231 có diện tích 306 ha. Và, bà đang triển khai dự án “Khu du lịch sinh thái dã ngoại kết hợp kinh tế trang trại” được UBND tỉnh Khánh Hòa cho Chủ trương đầu tư 1784/UBND tỉnh Khánh Hòa vào ngày 22/6/2016 và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 7027646527 ngày 12/7/2016 của Sở KH-ĐT.

Từ khi được phép trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc đến lúc được phép đầu tư dự án trên, 15 năm qua bà Hằng đã hết sức cố gắng bỏ nhiều công sức và tiền bạc cho việc trồng rừng, khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ rừng. Từ đó, rừng non đang phục hồi, có cây cao hơn 10 m đường kính từ 25-30 cm.

Nhiều gốc cây rừng có đường kính khoảng 20 cm bị chặt phá. Ảnh: KS.

Nhiều gốc cây rừng có đường kính khoảng 20 cm bị chặt phá. Ảnh: KS.

Với trách nhiệm của chủ đầu tư dự án, chủ rừng, bà Hằng cho rằng đã nỗ lực tuần tra bảo vệ rừng của mình và kịp thời báo cáo vụ việc phá rừng cho cơ quan chức năng. Tuy nhiên nhiều năm qua, nhất là giai đoạn từ 2015 đến nay, rừng tự nhiên tái sinh tại khu vực này cứ liên tục “chảy máu”.

“Nguyên nhân là do chính quyền không xử lý các vụ việc phá rừng đến nơi đến chốn nên rừng năm nào cũng bị hủy hoại”, bà Hằng nói và cho biết thêm, vụ gần đây nhất là ngày 19/2 vừa qua lợi dụng những ngày Tết, một vụ phá rừng đã xảy ra tại đây (rừng phóng ghi nhận ở trên).

Tiếp đến ngày 24/2, tại núi Hòn Nhọn, xã Suối Tân, tổ bảo vệ rừng của doanh nghiệp tiếp tục phát hiện vụ phá rừng nơi đây và đã quay video được hình ảnh đối tượng, đồng thời đã báo cáo vụ việc cho Hạt Kiểm lâm Cam Lâm. Tuy nhiên đến hôm nay rừng khu vực Suối Tân vẫn đang bị chặt phá không thương tiếc, nhằm lấn chiếm đất trồng cây ăn trái.

Chính quyền địa phương nói gì?

Trả lời Báo NNVN,  ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Suối Tân cho biết hiện đất tại tiểu khu 231, đá Hang thuộc xã quản lý chứ không thuộc dự án của  doanh nghiệp nào và khẳng định đây là đất rừng tái sinh nhưng cây cao nhất 2,5m trở lại. Trong khi thực tế, chúng tôi ghi nhận, nhiều cây rừng tái sinh hiện cao đến 5-10 m.

Xung quanh diện tích rừng bị đốn hạ rất nhiều diện tích trồng cây ăn trái. Ảnh: KS.

Xung quanh diện tích rừng bị đốn hạ rất nhiều diện tích trồng cây ăn trái. Ảnh: KS.

Ông thừa nhận, rừng này bà con đã phát đi phát lại nhiều lần. Trước đây, địa phương cũng đã lập biên bản, yêu cầu các đối tượng chấm dứt phát dọn. Và, mỗi lần địa phương xử lý vụ việc thì cây lại tái sinh. Giờ lại có tình trạng người dân tiếp tục phát tiếp.

Trong khi đó, bà Lê Thị Chiên công chức địa chính xã Suối Tân lại phủ nhận trước đây không có hộ nào chặt phá rừng. Đối với số hộ hiện trồng cây ăn trái phía dưới và xung quanh rừng tự nhiên mới đây phát hiện chặt phá, bà giải thích, một số hộ đã canh tác lâu năm đã cấp sổ và không thể khẳng định là họ có lấn chiếm đất rừng hay không.

Nhiều diện tích canh tác trồng xoài, chuối đan xen tại tiểu khu 231. Ảnh: KS.

Nhiều diện tích canh tác trồng xoài, chuối đan xen tại tiểu khu 231. Ảnh: KS.

Thế nhưng khi chúng tôi đề cập, vậy khu vực này diện tích đất rừng địa phương quản lý bao nhiêu và bao nhiêu hộ đã được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bà không rõ. Bởi bà cho rằng, khu vực này hiện nhập nhằng ranh giới giữa đất dân và đất xã quản lý. Vì khu vực này trước đây đường núi hiểm trở, khó đi nên đo đạc trong bản đồ 2007 ở khu vực trên cao không giải thửa hết. Do đó, đất dân và đất xã quản lý đều đo gộp chung vào một thửa, nhưng nói đất này là đất xã quản lý là không có đúng.

Thậm chí, đối với diện tích đang canh tác trồng cây ăn trái xung quanh phía dưới rừng tái sinh vừa bị đốn hạ giờ cũng không biết xã nào vì nơi đây giáp đất nhiều xã. Do đó, để làm rõ đất xã nào cần phối hợp với Hạt Kiểm lâm cầm máy định vị lên xác định vị trí, khi đó thuộc đất xã nào mới tiến hành giải quyết, xem xét họ có chiếm đất rừng hay không.

Xác nhận phá rừng, trách nhiệm thuộc về ai?

Trong khi đó ông Hoàng Trung Sĩ, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Cam Lâm, cho biết, tiểu khu 231 thuộc UBND xã Suối Tân quản lý. Theo quyết định 1440 ngày 15/5/2019 của UBND tỉnh Khánh Hòa thì tiểu khu này thuộc đất rừng DT2 (đất cây bụi). Tuy nhiên khi ông đi thực tế kiểm tra, đo đếm thì xác định khu vực này là rừng tự nhiên đã tái sinh lên.

Nhiều diện tích rừng tái sinh được mọc lên tại tiểu khi 231 rất tốt. Ảnh: KS.

Nhiều diện tích rừng tái sinh được mọc lên tại tiểu khi 231 rất tốt. Ảnh: KS.

Trước câu hỏi, người dân và doanh nghiệp có phản ánh tình trạng phá rừng ở đây từ lâu, tại sao Hạt Kiểm lâm không xử lý dứt điểm? Ông Sĩ, cho biết ông mới về đây phụ trách cũng có nghe anh em báo việc này.

Theo ông Sĩ đánh giá, tiểu khu 231, đá Hang có gần 100 ha rừng tái sinh hiện  phát triển rất tốt. Năm 2020, Hạt đã cho cập nhập hiện trạng để khoanh nuôi thành rừng.

Ngày 19/2 vừa qua, sau khi nhận thông tin phản ánh phá rừng, Hạt Kiểm lâm Cam Lâm cùng xã Suối Tân đã lên hiện trường xem xét, lập biên bản và xác định ban đầu hơn 7.300 m2 rừng tự nhiên tái sinh bị phá. Và, bước đầu đã nắm bắt đối tượng phá rừng này và sắp tới sẽ căn cứ theo quy định để xử lý nghiêm.

Về trách nhiệm chính để xảy ra vụ phá rừng này, ông Sĩ cho rằng là UBND xã Suối Tân. Tuy nhiên cơ quan quản lý nhà nước Hạt kiểm lâm cũng có một phần trách nhiệm.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 23/1, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tới đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Trồng cây nêu ngày Tết, 5 người bị bỏng nặng do điện giật

HUẾ 5 người đang tiến hành trồng cây nêu ngày Tết không may sơ ý vướng phải nguồn điện dẫn đến bị bỏng nặng.

Bình luận mới nhất