| Hotline: 0983.970.780

Phân bón, thuốc BVTV giả, nhái thương hiệu vẫn phổ biến

Thứ Hai 09/07/2018 , 08:31 (GMT+7)

Mới đây, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, phối hợp cùng Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh An Giang tổ chức hội thảo “Phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả lĩnh vực phân bón, thuốc BVTV” ở khu vực phía Nam.  

15-40-15_nh_1_-_hoi_nghi_ve_phn_bon_v_thuoc_bvtv_gi
Hội thảo “Phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả lĩnh vực phân bón, thuốc BVTV”,  ở khu vực phía Nam

Báo cáo tại hội thảo cho thấy, trong 4 tháng đầu năm 2018, các địa phương và lực lượng chức năng đã rà soát, thanh tra, kiểm tra hơn 1.400 vụ, tiến hành xử lý 306 vụ vi phạm trong lĩnh vực phân bón, thuốc BVTV. Xử phạt hành chính hơn 2,7 tỷ đồng, đang xử lý 54 vụ.

Trong đó, về phân bón, kiểm tra 958 vụ, phát hiện, xử lý 171 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính trên 1,8 tỷ đồng, tịch thu 100 tấn phân bón nhập lậu, tiêu hủy 500 tấn và 956 bao phân bón giả, kém chất lượng. Về thuốc BVTV, kiểm tra 462 vụ, phát hiện, xử lý 135 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính gần 1 tỷ đồng, tịch thu, tiêu hủy trên 3 tấn thuốc BVTV các loại nhập lậu, không có trong danh mục, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Theo báo cáo Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, thời gian qua nổi lên là hoạt động SX, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV là hàng kém chất lượng, nhái nhãn hiệu nổi tiếng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ diễn ra tại các địa bàn trọng điểm về trồng trọt, ảnh hưởng đến nguồn nước, đất trồng trọt, gây ô nhiễm môi trường, gây thiệt hại lớn cho nông dân, các DN chân chính, nền SX nông nghiệp và đời sống, sức khỏe nhân dân.

15-40-15_nh_2_-_trong_4_thng_du_nm_2018_luc_luong_pht_hon_27_ty_dong_
Trong 4 tháng đầu năm 2018, ngành chức năng đã thanh tra, kiểm tra hơn 1.400 vụ, tiến hành xử lý 306 vụ vi phạm trong lĩnh vực phân bón, thuốc BVTV

Các đối tượng SX phân bón, thuốc BVTV giả, nhái thương hiệu thường lợi dụng qui định của pháp luật về tổng các chất dinh dưỡng để SX phân bón kém chất lượng; trộn thêm tạp chất như bột đá, đất sét... để tăng khối lượng các sản phẩm phân bón. Đăng ký SX nhiều loại sản phẩm khác nhau để khi có sản phẩm bị phát hiện sẽ thay thế bằng loại khác hoặc ghi nhãn hiệu, thành phần, địa chỉ trên bao bì mập mờ vi phạm về nhãn hiệu, bao bì để gây nhầm lẫn, ngộ nhận, đánh lừa người tiêu dùng.

Đối với phân bón, hoạt động SX, kinh doanh các loại phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ dán nhãn hiệu nổi tiếng, có nguồn gốc nước ngoài, nhưng thực chất chỉ là các sản phẩm phân bón kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, được SX hoặc đóng gói tại nhiều nơi ở trong nước không đủ điều kiện theo qui định, tại địa bàn các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang...

Đối với thuốc BVTV, hoạt động kinh doanh thuốc BVTV có nguồn gốc từ nước ngoài, xen lẫn với thuốc BVTV kém chất lượng, tại địa bàn các tỉnh, thành phố như Sơn La, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Hải Phòng, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang...

15-40-15_nh_3_-_su_dung_thuoc_bvtv_gi_gy_thiet_hi_cho_nong_dn_v_suc_khoe_con_nguoi
Thuốc BVTV giả vừa gây thiệt hại cho nông dân và sức khỏe vừa làm ô nhiễm môi trường

 

Xem thêm
Phân Bón Cà Mau bắt nhịp xu hướng nông nghiệp đô thị

TP.HCM Phát triển nông nghiệp đô thị là một xu hướng tại Việt Nam, đang được rất nhiều khách hàng là gia đình vùng đô thị quan tâm.

Quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang chồng chéo, xung đột

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang xung đột giữa các quy định hiện hành và mang nặng tính hình thức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?