Cây ngô với nông nghiệp Thái Bình
Ngô là cây lương thực xếp thứ 2 sau cây lúa. Trong chương trình tái cơ cấu lại ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Bình, chuyển đổi cơ cấu cây trồng thì cây ngô được xem là cây trồng được ưu tiên số 1.
Đây không chỉ là cây trồng dễ tính, có tiềm năng năng suất cao, mà sản phẩm có giá trị sử dụng cao, thậm chí từ cây ngô cùng với cây đậu tương là những nguyển liệu chính để chế biến thức ăn chăn nuôi hiện nay.
Thái Bình có khoảng 80.000ha canh tác lúa, diện tích chuyên màu để có thể gieo trồng ngô Xuân, ngô Hè Thu không nhiều, song diện tích ngô Đông sau lúa mùa rất lớn.
Do bộ rễ phát triển rất mạnh, đặc biệt bộ rễ ngang và rễ chân kiềng rất khỏe nên cây ngô không những không kén đất mà còn có thể thâm canh bằng những phương pháp canh tác đơn giản như: Ngô bầu, ngô gốc rạ, ngô mạ…, thậm chí không phải xới xáo, chỉ cần lấp kín phân là xong.
Cây ngô có sức sinh trưởng rất mạnh, với mức thâm canh hiện nay, năng suất ngô hạt mới ở ngưỡng 5-8 tấn/ha nhưng năng suất sinh học (toàn bộ thân,rễ, lá…) ước khoảng vài chục tấn/ha.
Điều đó cho thấy nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô rất lớn, gấp nhiều lần cây lúa. Trong khi đó, lượng phân hữu cơ bón cho lúa ngày càng ít, thậm chí nhiều nơi thâm canh lúa hoàn toàn bằng phân vô cơ, đất lúa không được nghỉ sau thu hoạch lúa mùa nên các chất dinh dưỡng bị giảm sút và bị mất cân đối rất nghiêm trọng.
Theo kết quả nghiên cứu khoa học và từ thực tiễn sản xuất cho thấy, cây ngô cần được cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng mới khỏe mạnh, ít sâu bệnh hại và cho năng suất, chất lượng cao.
Trong đó, các chất đa lượng: Đạm, lân, kali (NPK) ngô cần khá nhiều. Nếu thiếu, cây yếu còi cọc, thân lá phát triển không cân đối, ít hạt, bắp đuôi chuột, mẫu mã kém, năng suất thấp.
Các chất dinh dưỡng trung lượng gồm vôi (CaO), magie (MgO), silic (SiO2), lưu huỳnh (S) là những chất thiết yếu đối với cây trồng. Chất vôi có tác dụng khử chua, khử độc cho đất, cung cấp canxi cho cây tạo điều kiện cho bộ rễ hấp thu tốt các chất dinh dưỡng khác. Nếu thiếu vôi, thân lá vàng úa ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây.
Chất magie và lưu huỳnh có vai trò đặc biệt giúp cây trồng tăng hiệu suất quang hợp, khắc phục sự thiếu giờ nắng trong những ngày âm u lạnh giá của mùa đông để tạo năng suất cao.
Chất silic không thể thiếu với các loại cây có lớp lông ở thân và bẹ lá như ngô, Silic có vai trò kết cấu thành mạch vững chắc để chống lại sự xâm nhiễm của các loại sâu bệnh và hạn chế lượng nước bốc hơi nâng cao sức chịu hạn, chống đổ ngã cho cây trồng.
Các chất dinh dưỡng vi lượng gồm kẽm, bo, sắt, mangan, coban, đồng là những chất tham gia tổng hợp các vitamin, hợp chất khoáng trong hạt, quyết định chất lượng và hương vị của hạt ngô, nếu thiếu sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng.
Theo tính toán của nhà chuyên môn, để có 10 tấn hạt/ha, cây ngô cần lượng dinh dưỡng cơ bản khoảng 200kg N, 90kg P2O5, 178kg K2O, 430kg SiO, 200kg CaO, 70kg MgO, 20kg S và nhiều chất vi lượng khác như Zn, Fe,Bo, Mn….
Nhiều năm qua, các địa phương ở Thái Bình đã được tiếp cận nhiều loại phân bón đa yếu tố NPK chuyên dùng Văn Điển cho cây ngô đông mang lại hiệu quả kinh tế cao:
- Phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên bón lót ngô với tổng lượng dinh dưỡng trên 58 - 65% như: NPK 5.10.3 10:10:5; NPk 10:7:3. Ngoài các chất đa lượng đạm, lân, kaly còn có CaO, MgO, SiO2, S và các chất vi lượng Fe, Zn, Cu, B, Co, Mn với lượng bón 1 sào BB khoảng 20 - 25 kgNPK 5:10:3 hoặc NPK 10:10:5, 10:7:3.
- Phân đa yếu tố NPK chuyên bón thúc cho ngô, công thức NPK 12:5:10, 13:3:10, có tổng dinh dưỡng trên 60%, ngoài các chất đa lượng đạm, lân, kaly còn có CaO, MgO, SiO2, S và các chất vi lượng Fe, Zn, Cu, B, Co, Mn với lượng. Lượng bón 10-12kg/sào cho ngô quà, ngô đường, 15-20kg/sào ngô thịt.
Cách bón ngô đông bằng phân đa yếu tố NPK Văn Điển sau lúa mùa như sau:
* Nếu trồng ngô bầu thì sau khi đặt bầu, trộn phân NPK 5:10:3 hoặc 10:10:5; 10:7:3 với đất bột và 2-300kg phân hữu cơ ủ mục, rải vây kín bầu, sau đó lấp đất.
* Nếu gieo ngô gốc rạ hoặc cấy mạ ngô thì khi cây 1,5-2 lá bón phân hữu cơ và NPK chuyên bón lót xung quanh gốc cây, cách gốc 3 - 5cm rồi xới đất tạo rãnh và vun gốc kín phân.
Bón thúc vào 2 đợt: Khi ngô 5 - 6 lá và khi lác đác có cây xoáy nõn loa kèn (khi ngô 11-12 lá). Bón vào khoảng giữa 2 cây hoặc giữa 2 hàng ngô, vét đất dưới rãnh lấp kín phân.
Lưu ý: Khi ngô 3 - 4 lá là thời kỳ chuyển giai đoạnnên rất mẫn cảm với dnh dưỡng và ngoại cảnh bất thuận. Giai đoạn này nếu thiếu dinh dưỡng cây sẽ bị còi cọc, sinh trưởng rất chậm hoặc gặp mưa lớn, tiêu nước chậm. Chỉ cần ngập gốc ngô 1 ngày đêm cũng dủ cho cây chuyể sang màu huyết dụ, biểu hiện bộ rễ cay đã bị hư hại.
Khắc phục hậu quả trên, nhiều gia đình ngâm phân lân Super tecmo với nước giải, nuớc phân chuồng, nước hố tự hoại… rồi pha loãng với ure để tưới.
Thực tế cho thấy, chăm bón cho cây ngô đông bằng phân chuyên dùng đa yếu tố NPK Văn Điển là cùng một lúc đã cung cấp đầy đủ, cân đối các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng mà các loại phân bón NPK thông thường không có được.
Bón phân chuyên dùng Văn Điển cho cây ngô đông đạt năng suất cao, chất lượng tốt, ít phải dùng thuốc BVTV, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân.