| Hotline: 0983.970.780

Phấn đấu xuất khẩu thủy sản đạt 16 tỷ USD đến năm 2030

Thứ Năm 10/06/2021 , 14:19 (GMT+7)

Định hướng đến năm 2030 của ngành thủy sản là tổng sản lượng sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 14-16 tỷ USD.

Hội nghị trực tuyến do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì. Ảnh: Phạm Hiếu.

Hội nghị trực tuyến do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ngày 10/6, Bộ NN-PTNT đã tổ chức Hội nghị trực tuyến giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, tiêu thụ thủy sản năm 2021 tại Hà Nội.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, trong năm 2020, cùng với Bộ NN-PTNT, lãnh đạo các địa phương đã vào cuộc chỉ đạo điều hành quyết liệt tạo sự chuyển biến tích cực trong quản lý, định hướng phát triển nghề cá bền vững thông qua việc thực hiện các quy định của Luật Thủy sản 2017 và các văn bản hướng dẫn Luật, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và bám sát khuyến nghị để tháo gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu. Qua đó nhận thức và sự nỗ lực của ngư dân ngày càng được nâng cao.

Giá nhiên liệu năm 2020 tương đối ổn định và giảm trong nhiều tháng góp phần thúc đẩy sản xuất khai thác thủy sản, đẩy mạnh tiêu thụ thủy sản trong nước và xuất khẩu. Tổng sản lượng khai thác thủy sản năm 2020 đạt 3,85 triệu tấn (tăng 2,06% so với năm 2019), trong đó khai thác biển đạt 3,65 triệu tấn (tăng 2,1% so với cùng kỳ). Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh năm 2010) đạt 3,05% so với năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu hải sản năm 2020 cả nước đạt 3,435 tỷ USD, tăng 3,12% so với cùng kỳ năm 2019.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá ngành thủy sản nói chung và lĩnh vực khai thác, chế biến, tiêu thụ hải sản nói riêng đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá ngành thủy sản nói chung và lĩnh vực khai thác, chế biến, tiêu thụ hải sản nói riêng đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng đánh giá ngành thủy sản nói chung và lĩnh vực khai thác, chế biến, tiêu thụ hải sản nói riêng đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Điển hình là dịch bệnh Covid–19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp; hay như an ninh trên biển tiềm ẩm khó lường và thời tiết cực đoan mưa bão nhiều những tháng cuối năm 2020;

Kênh phân phối tiêu thụ xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Giá vận chuyển tăng, giá bán sản phẩm khai thác chất lượng cao giảm. Tình trạng thiếu lao động khai thác thủy sản cả về số lượng và chất lượng dẫn đến nhiều tàu cá phải nằm bờ;

Cơ sở hậu cần nghề cá như cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế phục vụ sản xuất. Việc ứng dụng tiến bộ công nghệ, kỹ thuật vào lĩnh vực khai thác thủy sản, nhất là ứng dụng vào công tác bảo quản sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch cải thiện còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.

Cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu chưa được tháo dỡ và các rào cản kỹ thuật mới đang hình thành tiếp tục tác động xấu đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam...

Theo kế hoạch chỉ tiêu khai thác, chế biến, tiêu thụ thủy sản năm 2021, tổng sản lượng thủy sản sẽ được phấn đấu đạt khoảng 8,5 triệu tấn, bằng 101,1% so với năm 2020 (trong đó sản lượng khai thác khoảng 3,61 triệu tấn bằng 93,6% so với năm 2020). Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 8,6 tỷ USD, bằng 102,6% so với 2020, trong đó giá trị xuất khẩu các mặt hàng hải sản chiếm từ 35-37%.

Định hướng đến năm 2030 của ngành thủy sản là giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 14-16 tỷ USD.

Định hướng đến năm 2030 của ngành thủy sản là giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 14-16 tỷ USD.

Định hướng đến năm 2030 đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3-4%/năm. Tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác thủy sản 2,8 triệu tấn; Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 14-16 tỷ USD; Giải quyết việc làm cho trên 3,5 triệu lao động, có thu nhập bình quân đầu người lao động thủy sản tương đương thu nhập bình quân chung lao động cả nước.

“Đặc biệt cần bám sát các nội dung, mục tiêu của Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quyết định số 339/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT nhấn mạnh.

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT cũng cho biết, hiện nay, Bộ cũng như Tổng cục Thủy sản và các đơn vị liên quan đang triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng như: Rà soát quy hoạch lại hệ thống Cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão; Quy hoạch bảo vệ và khai thác thủy sản; tổ chức lại sản xuất khai thác thủy sản trên các vùng biển, nghề khai thác.

Phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng, khai thác, bảo quản, chế biến hải sản, tạo ra các sản phẩm chủ lực, có chất lượng, giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường, có thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế...

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

2 người ở Hà Giang bị thương do thiên tai

Mưa lớn kèm gió lốc đêm 4, ngày 5/5 trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã khiến 2 người bị thương và 378 nhà dân bị tốc mái, hư hỏng.

Tân nghiên cứu sinh Harvard: Năng lượng tái tạo là nền tảng phát triển xã hội

Đối với Lê Mạnh Linh (sinh năm 2000), khả năng tiếp cận năng lượng chính là chỉ dấu quan trọng của sự phát triển xã hội, mang lại cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn.