| Hotline: 0983.970.780

Phòng chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản

Thứ Hai 31/05/2021 , 16:14 (GMT+7)

Tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch phòng bệnh, khống chế và kiểm soát có hiệu quả một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi trồng giai đoạn 2021 – 2030.

Theo đó, UBND tỉnh Bình Thuận giao Sở NN-PTNT hằng năm, căn cứ các nội dung của kế hoạch quốc gia, kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản của Bộ NN-PTNT và các nội dung của kế hoạch này, chỉ đạo cơ quan chuyên môn, cũng như phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung các nguồn lực để chủ động phòng bệnh, giám sát nhằm phát hiện kịp thời, ngăn chặn và khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi. Xây dựng thành công các cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản an toàn dịch bệnh tại tỉnh để phục vụ tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản.

Tỉnh Bình Thuận đã ban hành kế hoạch phòng bệnh, khống chế và kiểm soát có hiệu quả một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản. Ảnh: KS.

Tỉnh Bình Thuận đã ban hành kế hoạch phòng bệnh, khống chế và kiểm soát có hiệu quả một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản. Ảnh: KS.

Theo UBND tỉnh Bình Thuận, mục tiêu cụ thể của kế hoạch trên nhằm chủ động phòng, khống chế các bệnh nguy hiểm ở tôm nuôi nước lợ, bảo đảm diện tích bị bệnh thấp hơn 10% tổng diện tích nuôi. Chủ động phòng bệnh, khống chế một số bệnh nguy hiểm ở tôm hùm, bảo đảm số tôm hùm nuôi bị bệnh thấp hơn 15% tổng diện tích nuôi. Bên cạnh đó, chủ động phòng bệnh, chủ động giám sát phát hiện và khống chế kịp thời một số bệnh nguy hiểm trên đối tượng thủy sản nuôi khác, không để mầm bệnh lây lan rộng.

Cũng như ngăn chặn có hiệu quả một số tác nhân gây bệnh nguy hiểm, nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam các bệnh mới nổi.  Đồng thời xây dựng được một số cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản an toàn dịch bệnh, trước hết là các doanh nghiệp sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm có quy mô lớn đối với một số bệnh nguy hiểm theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và quy định của Bộ NN-PTNT để phục vụ tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu tôm.

Để thực hiện nội dung và giải pháp trên phải tập trung, huy động các nguồn lực để chủ động phòng bệnh, chủ động giám sát, phát hiện kịp thời, ngăn chặn và khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi được ưu tiên kiểm soát của kế hoạch này.

Áp dụng các quy trình kỹ thuật phòng, chống dịch bệnh. Cụ thể tuân thủ các quy định về điều kiện cơ sở nuôi, xử lý nước thải, chất thải theo quy định, mùa vụ thả giống, chất lượng con giống được kiểm dịch theo quy định, áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi, quản lý chăm sóc ao nuôi (VietGAP, GlobalGAP,...); áp dụng các biện pháp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho thủy sản nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Tỉnh Bình Thuận sẽ xây dựng một số vùng nuôi thủy sản an toàn dịch bệnh nhằm phục vụ người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Ảnh: KS.

Tỉnh Bình Thuận sẽ xây dựng một số vùng nuôi thủy sản an toàn dịch bệnh nhằm phục vụ người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Ảnh: KS.

Áp dụng các biện pháp phòng bệnh, chống dịch, xử lý ổ dịch theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành thú y; định kỳ kiểm tra ao, hồ, lồng, bè nuôi thủy sản, xử lý động vật trung gian truyền bệnh; thu mẫu gửi xét nghiệm trong trường hợp nghi ngờ có dịch bệnh phát sinh; xử lý động vật thủy sản nghi mắc bệnh, mắc bệnh, chết; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng và áp dụng các biện pháp xử lý ao hồ, lồng, bè nuôi thủy sản, môi trường nước, thức ăn, phương tiện, dụng cụ sử dụng trong quá trình nuôi...

Xem xét, sử dụng vắc xin để chủ động phòng bệnh cho động vật thủy sản để giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh, ngăn ngừa kháng thuốc trong nuôi trồng thủy sản.

Thường xuyên kiểm tra cơ sở nuôi thủy sản; trường hợp phát hiện động vật thủy sản có dấu hiệu bất thường, nghi mắc bệnh, tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh và các thông số quan trắc môi trường. Tổ chức điều tra dịch tễ và hướng dẫn người nuôi áp dụng các biện pháp xử lý tổng hợp theo quy định, không để dịch bệnh lây lan rộng.

Tổ chức giám sát chủ động tại các cơ sở, vùng sản xuất giống, cơ sở nuôi thương phẩm; xây dựng và thực hiện kế hoạch lấy mẫu, tổ chức xét nghiệm tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên thủy sản. Tổ chức điều tra dịch tễ và hướng dẫn các biện pháp xử lý nhằm loại bỏ tác nhân gây bệnh trong trường hợp mẫu xét nghiệm có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh nguy hiểm…

Kiểm soát, ngăn chặn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản lưu hành trong nước và từ nước ngoài vào Việt Nam…

Xem thêm
Liên kết sản xuất để khai thác thế mạnh ngành tôm

NGHỆ AN Ngành tôm Việt Nam đạt được bước tiến dài trên trường quốc tế nhưng chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có, đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa các chuỗi liên kết.

Chấn chỉnh khai thác thủy sản hồ Sơn La

SƠN LA Từ đầu năm 2024 đến nay, UBND các xã của huyện Quỳnh Nhai đã tổ chức gần 70 đợt kiểm tra, chấn chỉnh việc khai thác thủy sản trái phép.

Nữ giám đốc hợp tác xã đưa nước mắm xuất sang Úc

HÀ TĨNH Sau hơn 3 năm chuyển sang hoạt động theo mô hình hợp tác xã, nữ giám đốc 9x ở Hà Tĩnh đã đưa thương hiệu nước mắm Phú Sáng vươn thị trường quốc tế.

Hỗ trợ trực tiếp cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

Cà Mau Ngày 20/10, Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh phối hợp Chi cục Kiểm ngư Cà Mau, các nhà tài trợ, tổ chức chương trình 'Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển'.