Theo PGS.TS Lại Văn Tới, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu Kinh Thành, cụm tháp Chăm thường có 3 tháp, gồm tháp chính lớn nhất, được xây dựng ở vị trí cao nhất và 2 tháp nằm ở vị trí Bắc, phía Nam có quy mô nhỏ hơn. Hiện đoàn khai quật đã phát hiện tại cụm tháp Chà Rây có tháp chính, tháp phía Bắc.
“Trên diện tích khai quật hơn 100m2, hiện đã phát hiện ra nền kiến trúc của tháp chính, quy mô gần 80m2, chiều Đông - Tây 7,1 m, chiều Bắc – Nam dài 10,4 m, cửa hướng Đông. Do xác định hướng Đông nên chúng tôi phát triển khai quật ra phía Đông, và đã phát hiện dấu vết tháp phía Bắc và đang đào bới để phát hiện kiến trúc tháp phía Nam”, PGS.TS Lại Văn Tới, cho biết.
Ngoài nền móng, gạch, ngói lợp, việc khai quật phế tích tháp Chà Rây hiện chưa phát hiện được hố thiêng, phù điêu, tượng thần hay vật thờ cúng. Ngói lợp phát hiện tại phế tích tháp Chà Rây giống với loại ngói tìm được ở các tháp Chăm khác tại tỉnh Bình Định, vốn được các nhà nghiên cứu người Nhật xác định có niên đại từ thế kỷ thứ 11 – 12. Qua đó, PGS.TS Lại Văn Tới đưa ra nhận định tháp Chà Rây là tháp tôn giáo nhưng chưa xác định được thờ vị thần nào, có niên đại từ thế kỷ thứ 11 hoặc 12.
Một số hình ảnh khai quật tháp Chà Rây: