| Hotline: 0983.970.780

Phát triển HTX nông nghiệp thông qua trao đổi sản phẩm OCOP giữa các nước ASEAN

Thứ Năm 07/09/2023 , 14:14 (GMT+7)

Đại diện Bộ NN-PTNT đề xuất tăng cường trao đổi và thúc đẩy sản phẩm OCOP giữa các nước trong hợp tác ASEAN về phát triển HTX nông nghiệp.

Theo cơ chế luân phiên chủ trì, ngày 7/9, Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ NN-PTNT) đại diện Việt Nam tổ chức Hội nghị nhóm công tác phát triển hợp tác xã nông nghiệp ASEAN (ASWGAC) lần thứ 24 theo hình thức trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến với các nước trong khu vực.

Đại diện Bộ NN-PTNT, ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn và ông Trần Minh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và phát triển nông thôn chủ trì cuộc họp.

Đại diện Bộ NN-PTNT, ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn và ông Trần Minh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và phát triển nông thôn chủ trì cuộc họp 'Trung tâm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ASEAN lần thứ 29 và Hội nghị nhóm công tác phát triển hợp tác xã nông nghiệp ASEAN lần thứ 24' ngày 6 và 7/9. 

Đại diện Bộ NN-PTNT, ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn và ông Trần Minh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và phát triển nông thôn chủ trì cuộc họp “Trung tâm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ASEAN lần thứ 29 và Hội nghị nhóm công tác phát triển hợp tác xã nông nghiệp ASEAN lần thứ 24” ngày 6 và 7/9. 

Ông Trần Minh Hải cho biết, nhóm công tác phát triển hợp tác xã nông nghiệp của ASEAN đã nỗ lực hết mình để thực hiện điều phối, hợp tác, hỗ trợ các hoạt động liên quan đến mạng lưới phát triển HTX Việt Nam thông qua nhiều hình thức trực tuyến.

"Cuộc họp nhằm thảo luận một số chủ đề quan trọng và thu thập ý kiến của nhóm công tác, nhìn lại các hoạt động giai đoạn trước và những khoảng trống chưa thực hiện cũng như thảo luận kế hoạch, hoạt động cho thời gian tới", ông Hải chia sẻ.

Cuộc họp thảo luận nhiều nội dung như tiến trình thực hiện khung chính sách hợp tác ASEAN trong HTX nông nghiệp, trong đó các nước thành viên chia sẻ về phát triển HTX nông nghiệp theo các điểm chính của ASWGAC, chính sách và luật HTX, các chương trình quốc gia, chương trình "Mỗi xã Một sản phẩm" (OCOP hay OVOP - One Village One Commune), ứng dụng công nghệ số trong phát triển HTX nông nghiệp, các thách thức và đề xuất để thúc đẩy hợp tác vùng trong lĩnh vực HTX nông nghiệp.

Về phía Việt Nam, ông Trần Minh Hải cho biết, cả nước hiện nay có khoảng hơn 29.000 HTX, riêng các hợp tác xã nông nghiệp là khoảng hơn 19.400 hợp tác xã, chiếm khoảng 67% tổng số HTX cả nước.

Các HTX nông nghiệp thu hút được khoảng 3,4 triệu thành viên (trong đó thành viên là hộ gia đình, chiếm tỷ lệ 84%, số thành viên còn lại là các thành phần khác như các cá nhân, tổ nhóm, doanh nghiệp). Bình quân mỗi HTX nông nghiệp có 176 thành viên và HTX mới chỉ thu hút được khoảng 31% tổng số hộ nông lâm thủy sản cả nước (9,1 triệu hộ).

Việt Nam cũng ban hành nhiều chương trình quốc gia liên quan đến HTX nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 nhằm cải thiện chất lượng và hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trong phát triển HTX nông nghiệp tại Việt Nam như nhỏ lẻ, ít thành viên, khả năng và trình độ quản lý, vốn, công nghệ, thông tin thị trường, quản lý và chính sách thực hiện...

Điểm cầu ở các nước Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanamar, Philippines, Thái Lan, Việt Nam tham dự sự kiện.

Điểm cầu ở các nước Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanamar, Philippines, Thái Lan, Việt Nam tham dự sự kiện.

Về thúc đẩy hợp tác khu vực trong lĩnh vực này, đại diện Bộ NN-PTNT đề xuất cần tăng cường trao đổi thông tin giữa các nước thành viên trong khu vực, tăng cường các dự án cấp khu vực liên quan đến thúc đẩy phát triển hợp tác xã nông nghiệp, thiết kế các chuyến học tập để tăng cường năng lực cho các HTX trong khu vực và tăng cường các chương trình trao đổi, thúc đẩy sản phẩm của HTX giữa các nước ASEAN.

Cuộc họp cũng xoay quanh nội dung đóng góp ý kiến về Kế hoạch hành động chiến lược của ASWGAC trong giai đoạn 2021 - 2025, tăng cường trao đổi thông tin giữa các HTX nông nghiệp trong khối ASEAN và hợp tác giữa ASEAN và các đối tác đối thoại và tổ chức quốc tế...

Trung tâm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ASEAN (ACEDAC) được thành lập từ năm 1984 theo kết luận của Hội nghị Bộ trưởng Nông lâm nghiệp ASEAN với mục tiêu tập hợp, chia sẻ, phân tích thông tin về phong trào hợp tác xã nông nghiệp các nước ASEAN thành viên, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chính sách, các dự án, chương trình của các nước thành viên về phát triển hợp tác xã nông nghiệp; thúc đẩy các hoạt động, dự án liên quan đến hợp tác xã nông nghiệp, mạng lưới, khuyến khích và hợp tác các đối tác triển khai các dự án khu vực về phát triển hợp tác xã nông nghiệp.

Để thực hiện các hoạt động của ACEDAC, nhóm công tác phát triển hợp tác xã nông nghiệp ASEAN (ASWGAC) cũng được thành lập. ASWGAC thực hiện báo cáo các cuộc họp, báo cáo kỹ thuật cũng như kế hoạch hành động cho các năm tới các cuộc họp cấp cao hơn của ASEAN, Ban thư ký ASEAN và thúc đẩy mạng lưới hợp tác xã nông nghiệp, diễn đàn, sự kiện...

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Mù Cang Chải thu hút khách du lịch suốt bốn mùa

YÊN BÁI Với vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ của núi non trùng điệp cùng những nét văn hóa đậm đà bản sắc, Mù Cang Chải là điểm đến hấp dẫn du khách 4 mùa trong năm.

Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh

YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.