| Hotline: 0983.970.780

Phát triển kinh tế để giảm nghèo bền vững

Thứ Năm 26/10/2023 , 13:49 (GMT+7)

QUẢNG BÌNH Huyện Bố Trạch đã có nhiều giải pháp nhằm giúp người dân vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no.

Ngay từ đầu năm 2023, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đào tạo nghề tại địa phương, tạo các mô hình sinh kế để giúp cho bà con có thu nhập cao hơn.

Với các chương trình, dự án, người nghèo được tập huấn cách thức chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng vùng, từng loại đất canh tác và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho hộ nghèo.

Phát triển vùng rau hữu cơ cho thu nhập cao ở miền tây huyện Bố Trạch. Ảnh: Tâm Đức

Phát triển vùng rau hữu cơ cho thu nhập cao ở miền tây huyện Bố Trạch. Ảnh: Tâm Đức

Đồng thời, Bố Trạch xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, giúp hộ nghèo ứng dụng vào thực tiễn có hiệu quả.

Với việc thực hiện các giải pháp giảm nghèo bền vững, trong những năm qua, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Bố Trạch giảm nhanh.

Riêng năm 2022 và những tháng đầu năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,2%, hộ cận nghèo giảm 0,5%. Nhờ đó diện mạo của các làng quê, vùng khó khăn trên địa bàn có nhiều đổi thay, đời sống của người dân được nâng cao. 

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tân nghiên cứu sinh Harvard: Năng lượng tái tạo là nền tảng phát triển xã hội

Đối với Lê Mạnh Linh (sinh năm 2000), khả năng tiếp cận năng lượng chính là chỉ dấu quan trọng của sự phát triển xã hội, mang lại cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn.