Cây sắn có tiềm năng phát triển tốt tại Kon Tum |
Đó là, Kon Tum chưa có bộ giống sắn có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp cho các vùng trồng sắn của tỉnh; các giống sắn cũ như KM 94, KM60, KM98- 5... đang bị thoái hóa và nhiễm sâu bệnh hại rất nặng. Biến đổi khí hậu tạo ra thời tiết cực đoan, cùng với canh tác sắn bừa bãi dẫn đến ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất; dịch hại chổi rồng, rệp sáp bột hồng đang là những vấn đề hết sức nghiêm trọng trong sản xuất và phát triển cây sắn.
Bên cạnh đó, sự đô thị hóa nhanh dẫn đến thiếu hụt lao động nông nghiệp. Cơ khí hóa còn yếu chưa đáp ứng được bài toán về hạ giá thành sản xuất cây sắn. Chưa kể công nghệ chế biến lạc hậu, chưa giúp cây sắn cạnh tranh trên thị trường thế giới. Hầu hết củ sắn được chế biến thô, dưới dạng sắn lát, mà chưa chế biến sâu, góp phần nâng cao giá trị cho cây sắn.
Nhằm giúp cho nông dân trồng sắn của tỉnh Kon Tum phát triển các mô hình canh tác sắn bền vững; đạt năng suất và hiệu quả cao; giảm thiểu rủi ro, ô nhiễm môi trường và thoái hóa đất, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam) đã thực hiện Dự án “Xây dựng và nhân rộng mô hình trồng giống mới và thâm canh sắn bền vững tại vùng nguyên liệu của nhà máy chế biến”.
Mô hình được thực hiện trên 30 hộ nông dân với tổng diện tích là 18ha trên xám tại địa bàn, xã Hòa Bình, TP Kon Tum. Sắn trồng trong mô hình là 2 giống sắn mới HL- S10, HL- S11 do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc lai tạo và phát triển. Kết quả đã xây dựng được các mô hình trồng giống sắn mới kết hợp với các yếu tố thâm canh bền vững bao gồm: giống mới, mật độ trồng hợp lý, bón phân cân đối, trồng xen cây họ đậu/che tủ đất, quản lý sâu bệnh hại chính rệp sáp hồng, bệnh chổi rồng, bệnh khảm lá virus.
Qua đánh giá sơ bộ một số mô hình tại hộ nông dân, chúng tôi nhận thấy các mô hình trồng giống sắn mới kết hợp với thâm canh bền vững cho các ưu điểm sau: Mô hình trồng xen giảm được công lao động làm cỏ vì cây họ đậu phát triển nhanh, hạn chế cỏ dại phát triển. Mô hình trồng xen giảm được thoái hóa đất do xói mòn đất mang; các cây trồng xen có khả năng che phủ đất tốt trong thời gian 1- 3 tháng sau trồng khi cây sắn phát triển chậm và chưa giao tán. Các mô hình trồng xen cho hiệu quả kinh tế cao hơn (khi thu hoạch lạc hoặc đậu xanh cho khối lượng hạt vào khoảng 0,3- 0,4 tấn/ ha tương đương với 6- 8 triệu đồng).
Mô hình trồng sắn bằng giống mới, phát triển bền vững đnag có cơ hội mở rộng ở Kon Tum nói riêng và rộng ra là cả Tây Nguyên |
Ngoài ra, sau khi thu hoạch quả, thân lá của cây họ đậu có thể tủ lên ruộng sắn và sau khi than lá này bị phân hủy sẽ cung cấp một lượng chất dinh dưỡng đáng kể cho đất. Dự kiến khi thu hoạch năng suất sắn đạt khoảng 28- 32 tấn/ha với giá bán hiện tại 2000đ/ kg, thu được 56- 64 triệu đồng/ha. Cộng thêm giá trị của hat đậu trồng xen thu được khoảng 6 triệu đồng/ha thì bình quân 1ha trồng sắn trong mô hình khuyến nông đạt khoảng 62 - 70 triệu đồng.
Sau khi trừ chi phí khoảng 32 triệu đồng/ha (tính toán đầu tư của nông hộ) thì lãi ròng của 1ha trồng sắn trong mô hình khuyến nông đạt 28- 38 triệu đồng. Trong khi đó, mô hình cũ của nông dân năng suất sắn chỉ đạt 20- 22 tấn/ha và lợi nhuận ước tính chỉ đạt khoảng 15- 19 triệu đồng/ha.
Ngoài hiệu quả về kinh tế, mô hình thâm canh sắn bền vững tại Kom Tum còn mang lại hiệu quả đáng kể về mặt môi trường và xã hội. Đó là góp phần hạn chế xói mòn, rửa trôi, bảo vệ tài nguyên đất. Thông qua mô hình này, nông dân có cơ hội tiếp cận với giống mới, kỹ thuật canh tác bền vững đóng góp vào chương trình xây dựng nông thôn mới và phát triển vùng nguyên liệu bền vững cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn của tỉnh. |