| Hotline: 0983.970.780

Phát triển thủy lợi phục vụ sản xuất vùng khô hạn

Thứ Sáu 22/11/2019 , 09:26 (GMT+7)

Những năm qua nhờ đầu tư, xây dựng các công trình thủy lợi cũng như sử dụng tiết kiệm nguồn nước đã hạn chế tối đa tình trạng khô hạn của Ninh Thuận.  

Xây dựng hồ chứa phục vụ sản xuất 

Với đặc trưng của Ninh Thuận là khô nóng, gió nhiều, bốc hơi nhanh, trong khi đó trong mùa mưa, mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn.

Do vậy, việc đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi nhất là xây dựng các hồ chứa nước để điều hoà dòng chảy, điều tiết lưu lượng trên sông nhằm phục vụ các mục tiêu tổng hợp gồm phát triển sản xuất nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt và công nghiệp, bảo vệ môi trường... và từng bước phục vụ phát triển tổng thể kinh tế-xã hội là việc làm hết sức cần thiết.

Những năm qua Ninh Thuận tập trung nguồn lực để xây dựng các hồ chứa nước. Ảnh: Lam Giang.

Ông Hoàng Văn Hùng, Phó Giám đốc Cty TNHH MTV KTCTTL Ninh Thuận cho biết: Trước năm 1975, Ninh Thuận chưa có một hồ chứa nào được xây dựng mà chỉ có hệ thống thuỷ lợi Nha Trinh-Lâm Cấm được lấy từ nguồn nước thủy điện Đa Nhim, tỉnh Lâm Đồng với nhiệm vụ tưới cho khoảng 13.000 ha thông qua hai hệ thống đập dâng chính Nha Trinh và Lâm Cấm.

Sau năm 1975, Nhà nước đã có chủ trương đẩy mạnh công tác thuỷ lợi để phục vụ phát triển các ngành kinh tế, mà trọng tâm là nông nghiệp. Đến năm 2000, tỉnh Ninh Thuận chính thức được Bộ NN & PTNT phê duyệt quy hoạch thủy lợi, đây là bước khởi đầu cho sự phát triển thủy lợi nói chung và xây dựng các hồ chứa vừa và nhỏ nói riêng.

Tính đến năm 2000 tỉnh Ninh Thuận mới chỉ có 4 hồ chứa (gồm hồ Suối Lớn, hồ Thành Sơn, hồ CK7, hồ Ông Kinh) với tổng dung tích hữu ích 6,3 triệu m³, diện tích được tưới 720ha, chiếm diện tích rất nhỏ so với diện tích cây trồng cần tưới.

Các hồ chứa nước của Ninh Thuận giúp hạn chế tình trạng khô hạn. Ảnh: Lam Giang.

Theo ông Hoàng Văn Hùng, nhờ có quy hoạch thủy lợi, Trung ương và địa phương đã tập trung nguồn lực đầu tư các công trình thủy lợi nên đến năm 2011, tức là sau 10 năm tỉnh Ninh Thuận có thêm 12  hồ chứa vừa và nhỏ đã được xây dựng, nâng tổng số hồ chứa lên 16  với tổng dung tích là 146,72 triệu m3.

Đến nay Cty TNHH MTV KTCTTL Ninh Thuận đang quản lý và vận hành 21 hồ chứa nước với tổng dung tích thiết kế là 194,49 triệu m³, 3 hệ thống đập dâng, 855,79 km chiều dài đường kênh, 27 trạm bơm vừa và nhỏ với nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho khoảng 27.000 ha đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là canh tác lúa và màu, thủy sản.

Các hệ thống công trình thuỷ lợi hồ chứa ngoài cung cấp nước tưới cho nông nghiệp còn cấp nước thô cho nhà máy nước sạch để phục vụ nước sinh hoạt cho người dân trong tỉnh với sản lượng gần 20 triệu m3/năm và cấp nước cho nhà máy điện mặt trời, các khu du lịch... trên địa bàn toàn tỉnh.

Chuyển đổi cây trồng để tiết kiệm nguồn nước

Với đặc điểm khí hậu của tỉnh Ninh Thuận vô cùng khắc nghiệt, vùng đất chỉ có nắng và gió, lượng mưa ít, mùa khô kéo dài thường xảy ra hạn hán nên cùng với xây dựng các công trình thủy lợi thì việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tiết kiệm nước cũng được tỉnh Ninh Thuận đặc biệt quan tâm.

Kiên cố hóa kênh mương để tiết kiệm nước. Ảnh: Lam Giang.

Ông Đặng Kim Cương, Phó Giám đốc phụ trách Sở NN & PTNT Ninh Thuận cho biết: Sau đợt hạn lịch sử vào các năm 2014, 2015, ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận đã xác định phải chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng từ đất lúa sang các cây trồng khác sử dụng ít nước và hiệu qủa kinh tế hơn.

Do vậy từ năm 2016 đến vụ ĐX 2018-2019, toàn tỉnh đã chuyển đổi được 5.593ha, đạt 107,53%, gồm đất trồng lúa 4.164 ha, đất khác 1.428 ha. Trong đó, có 4.437 ha lượt diện tích chuyển đổi từ đất lúa sang luân canh cây ngắn ngày  như bắp, đậu xanh, mè, kiệu, dưa, rau màu...

Theo đánh giá thì ngoài tiết kiệm nước việc chuyển đổi cũng mang lại hiệu quả kinh tết cao gấp gần 2 lần so với lúa. Đặc biệt tỉnh Ninh Thuận đã chuyển đổi bền vững được gần 1.156ha từ trồng lúa sang trồng các loại cây có giá trị cao như: nho, táo, măng tây xanh, bưởi, mít, thanh long, cỏ chăn nuôi ... mang lại hiểu quả cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.

Ông Cương cho biết, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng thời gian qua của Ninh Thuận đã mang lại hiệu quả kép, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, vừa tiết kiệm được nước tưới và phù hợp điều kiện thực tế tại các vùng sản xuất thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu nước tưới do năng lực tưới không đáp ứng yêu cầu.

Việc chuyển đổi đã làm thay đổi đối tượng cây trồng thay cho cây lúa, hiệu quả thấp bằng cơ cấu cây trồng thích ứng với BĐKH, hạn chế diện tích phải bỏ hoang do không đủ nước trồng lúa, vừa duy trì sản xuất ổn định theo hướng bền vững lâu dài, hiệu quả.

Bên cạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng những năm qua, tỉnh Ninh Thuận đã triển khai quyết liệt các mô hình tưới tiết kiệm đặc biệt trên cây nho, táo, rau màu... Đến nay tỉnh đã hỗ trợ và nhân rộng diện tích cây trồng áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước lên 1.260 ha, nhờ vậy là đã tiết kiệm được lượng nước không nhỏ. 

Ông Đặng Kim Cương: Xác định thủy lợi là 1 trong 3 lĩnh vực đột phá phát triển nông nghiệp nên chỉ từ 2016-2019, UBND tỉnh dù còn nhiều khó khăn nhưng đã dành nguồn lực rất lớn để xây dựng hạ tầng thủy lợi. Trong giai đoạn này tỉnh Ninh Thuận đã tập trung đầu tư 63 công trình, gồm đầu tư nâng cấp các công trình thủy lợi tạo nguồn, xây dựng kênh cấp II và III với tổng mức đầu tư hơn 2.330 tỷ đồng. Do đó, đã nâng diện tích đất trồng trọt chủ động tưới toàn tỉnh đến nay lên 53,7%. 

  • Tags:
Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.