| Hotline: 0983.970.780

Phiên chợ 'đặc sản rừng' ngày cuối năm của đồng bào Tây Nguyên

Thứ Hai 04/02/2019 , 18:40 (GMT+7)

Chợ Cư Đrăm, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) những ngày giáp tết Nguyên Đán Kỷ Hợi khá nhộn nhịp. Ngoài các sạp hàng hóa phục vụ tết, thì khu chợ rau, củ, quả “Đặc sản” của bà con đồng bào Ê Đê, M’nông ở đây cũng vô cùng nhộn nhịp và tấp nập...

Chợ đặc sản Cư Đrăm;nhộn nhịp chợ rau đặc sản của người Ê Đê, M’nông...

Do chợ trung tâm cụm xã Cư Đrăm đã quá tải nên trong những ngày giáp tết, dọc 2 bên tỉnh lộ 12 đã hình thành một khu chợ bán các loại rau, củ, quả do bà con người Ê Đê và M’nông bày bán. Những người bày bán ở đây chủ yếu ở buôn Chàm A, buôn Chàm B và buôn Tơng Rang A (xã Cư Đrăm). Các loại rau, củ quả “Đặc sản” đều do bà con đi hái trên rừng, dọc các bờ suối hoặc trồng ở vườn nhà như cà đắng, quả poh pàng, lá pép, rau dớn, đọt mây, quả sung, đu đủ, củ mài…

Chị H’Lát Niê ở buôn Chàm A thường ngày buổi sáng ngồi bán ở chợ, chiều về đi hái các loại rau, củ, quả ở trên rừng hoặc ở dọc bờ suối để bán. Ngày thường mỗi ngày chị bán cũng được gần 200 ngàn đồng. Những ngày gần tết do bán đắt hàng hơn nên chị phải “điều động” cả những người trong gia đình đi rừng, đi suối để hái. Do trước đó chị đã chuẩn bị được khá nhiều rau, củ, quả nên dịp cuối năm chị H’Lát có nhiều hàng để bán và bán rất chạy. Có ngày chị bán được từ 500 đến 600 trăm nghìn đồng tiền lời. Chị H’Lát cho biết: “Những năm trước các loại rau, củ, quả của người Ê Đê bày bán ít người mua nhưng tết năm nay các loại này bán chạy lắm. Rất nhiều người mua nhất là những ngày gần tết. Có những thứ như lá pép, đọt mây, rau dớn đi lấy về không đủ để bán”.

 Bán chạy nhất là quả đắng (poh pàng), đọt mây, rau dớn và lá pép. Những loại này giờ rất hiếm, phải đi cả ngày mới lấy được vì phải đi xa hàng chục km. Trước đây những món ăn được chế biến từ các loại này chủ yếu là người Ê Đê, và M’nông mua. Những năm gần đây, nhiều người Kinh cũng rất thích mua những loại này về để chế biến các món ăn, đặc biệt trong dịp tết Nguyên Đán. Anh Nguyễn Phú Cường ở xã Cư Đrăm cho biết: “Mấy ngày trước mình đã mua mấy chục bó đọt may để tặng anh em bạn bè ở thị trấn Krông Bông. Mọi người rất thích những món ăn chế biến từ đọt mây”.

 
Chợ đặc sản Cư Đrăm;nhộn nhịp chợ rau đặc sản của người Ê Đê, M’nông; quả đắng (poh pàng) được nhiều người ưu thích

Amí Thuần ở buôn Tơng Rang tuy năm nay đã gần 70 tuổi nhưng vẫn thường xuyên đi hái lá pép và quả poh pang về dùng trong gia đình và bán ở chợ. Cứ 2 ngày bà lại nói con chở vào rừng đi hái lá pép một lần. Amí Thuần cho biết: “Trước đây rừng chưa bị phá những thứ này rất sẵn. Giờ phải đi xa nhưng cũng rất ít. Trong mấy ngày tết đi lấy không đủ để bán cho khách. Mấy hôm nay cũng bán được gần 2 triệu đồng, đủ tiền để sắm tết”.

Những món ăn truyền thống, đơn giản được chế biến từ rau, củ, quả của người Ê Đê, M’nông khá đơn giản nhưng giờ nhiều người rất thích. Trong những ngày giáp tết, nhiều người trong và ngoài xã Cư Đrăm đi chợ chọn mua những thứ này về để chế biến những món ăn trong dịp tết, làm cho phiên chợ tết ở vùng căn cứ cách mạng Krông Bông càng thêm nhộn nhịp.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm