| Hotline: 0983.970.780

Phố cá lóc nướng đỏ lửa, tiêu thụ hàng chục tấn cá ngày vía Thần tài

Chủ Nhật 18/02/2024 , 20:24 (GMT+7)

Từ chiều mùng 9 Tết (18/2), phố cá lóc nướng Tân Kỳ - Tân Quý (quận Tân Phú, TP.HCM) đã nhộn nhịp, chuẩn bị nướng hàng chục tấn cá lóc phục vụ khách hàng.

Đoạn đường Tân Kỳ - Tân Quý từ ngã tư Trường Chinh đến Trọng Tấn chỉ dài gần 1km nhưng có đến hơn chục hộ bán cá lóc nướng mía. Đây là "phố nướng cá lóc" lâu năm của người Sài Gòn, phục vụ nhu cầu của người dân quanh năm.

Ngay từ 12h trưa ngày mùng 9 Tết, hàng cá lóc nướng của ông Nguyễn Trung (60 tuổi) - chủ một điểm bán cá lóc nướng cho biết, giống như mọi năm, ông đều đặt các chủ vựa cá lóc tươi từ rất sớm. Trọng lượng cá đạt trung bình từ 1 - 1,4kg/con.

Ông Trung đặt khoảng 4.000 con cá lóc, tương đương với khoảng 5 - 6 tấn cá để bán trong ngày vía Thần tài. Giá bán tùy theo kích cỡ của cá lóc, dao động từ 200.000 đến 240.000 đồng/con.

Để nướng kịp số lượng cá trên, ngay từ sáng sớm mùng 9 Tết, ông Trung đã huy động gần 40 thành viên trong gia đình sơ chế và nướng cá.

Năm nay, ông Trung giảm khoảng 20% lượng cá lóc nướng do lo sợ sức mua giảm. "Mình chủ động giảm số lượng vì năm nay kinh tế khó khăn quá, sợ bà con mua ít. Nếu bán hết mà cần thêm thì gọi cho thương lái, họ vẫn giao kịp thời. Chỉ sợ ế bán không hết chứ thiếu hàng thì không sợ", ông Trung nói.

Cá lóc nướng không cần làm ruột, được xiên vào cây mía giúp cá khi nướng được dễ dàng, mùi vị thơm ngon hơn. Một phần cá lóc nướng được bán đã bao gồm phần ăn kèm gồm bún tươi, rau sống, mắm nêm...

Riêng lượng rau sống ăn kèm cùng với cá lóc, ông Trung cũng phải nhập về khoảng 600kg mới đủ bán. Rau sống cũng được chuẩn bị từ nhiều ngày trước, rửa sạch kĩ lưỡng trước khi đóng gói.

Phố cá lóc có khoảng hơn chục hộ chuyên kinh doanh, bán cá lóc nướng với vài chục bếp nướng. Cả con phố cùng "đỏ lửa", nghi ngút khói. Đa số người nướng cá lóc ở đây đều có kinh nghiệm hơn chục năm nên có bí quyết riêng giúp cá lóc nướng không bị cháy nhưng thịt vẫn tươi ngọt.

Dù chiều mùng 9 Tết nhưng vẫn nhiều người đến mua cá lóc nướng. Do mùng 10 - ngày vía thần Tài trùng vào thứ 2 đầu tuần nên họ mua cá, cúng Thần tài từ hôm trước để cầu may mắn suốt năm. Nhiều người cũng mua cá lóc nướng không phải để cúng mà là cùng gia đình thưởng thức trong bữa tối.

Năm nay, anh Lê Văn Hùng - chủ tiệm cá Cúc Bụi nhập và nướng khoảng 4.000 con cá lóc để chuẩn bị cho ngày vía Thần tài. Do nướng cá với số lượng lớn nên anh em, họ hàng của anh Hùng được huy động. Mỗi người một công đoạn và ai cũng làm việc hết công suất. Tổng thành viên tham gia sơ chế và nướng lên tới 30 người.

"Chúng tôi tập trung hết nhân lực, chạy hết công suất để phục vụ khách mua, không để mọi người chờ đợi lâu. Cao điểm từ khoảng 8 giờ sáng ngày mùng 10 trở đi, lượng khách mua sẽ rất đông, gấp 2 đến 3 lần ngày thường", anh Hùng cho hay.

Khi khách đến mua, người bán sẽ nướng lại, đồng thời quét thêm lớp mỡ hành để thịt cá không bị khô mà luôn giữ được độ tươi ngon nhất định.

Dịp vía Thần tài, các tiệm bán cá lóc nướng thường kiếm vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng. Đây là dịp làm ăn được nhất của những người làm nghề này. Bình thường, họ chỉ bán được khoảng từ 80 - 120 con/ ngày.

Ở các tỉnh phía Nam có phong tục cúng cá lóc nướng ngày vía Thần tài. Hoạt động tín ngưỡng này bắt nguồn từ quan niệm dân gian, cho rằng cá lóc nướng là món ăn yêu thích của Thần tài. Bên cạnh đó, người dân miền Nam còn tin rằng các lóc là loài vật mạnh mẽ và có đặc tính nhảy vọt, tượng trưng cho sự may mắn và thành công.

Người dân thường dâng lễ cá lóc nướng lên Thần tài để cầu mong tài lộc, may mắn. Cá lóc phải là loại còn nguyên từ đầu đến đuôi, không đánh vảy. Việc để cá lóc còn nguyên như vậy mang ý nghĩa tưởng nhớ về cuộc sống khó khăn và thiếu thốn của ông cha ngày trước.

Trại gà Móng 7.000 con, đặc sản trứ danh của Hà Nam

Trại gà Móng 7.000 con, đặc sản trứ danh của Hà Nam

Ảnh 10:56

Gà làng Móng hay còn gọi là gà Móng cùng với cá kho làng Vũ Đại là những đặc sản trứ danh của tỉnh Hà Nam.

Bình minh trên những đầm rươi

Bình minh trên những đầm rươi

Ảnh 10:15

Khi mặt trời ló rạng, nước bên trong đầm dần rút đi để lộ ra những lỗ nhỏ chi chít trên mặt bùn, đó chính là lỗ rươi.

Đào rừng cổ thụ giá hàng chục triệu đồng xuống phố

Đào rừng cổ thụ giá hàng chục triệu đồng xuống phố

Ảnh 19:18

Hà Tĩnh Những gốc đào rừng tuổi đời hàng chục năm vừa được hạ sơn, đem về thành phố Hà Tĩnh phục vụ khách hàng chơi Tết. Giá bán trung bình từ 10 đến 60 triệu đồng/gốc.

Mộc Châu chính thức trở thành thị xã, ngày hội lớn của người dân Sơn La

Mộc Châu chính thức trở thành thị xã, ngày hội lớn của người dân Sơn La

Ảnh 11:23

Với nhiều thành quả xuất sắc, Mộc Châu đạt tiêu chí đô thị loại IV và khu vực dự kiến thành lập phường đủ điều kiện hạ tầng đô thị theo quy định.

Thương lái săn lùng gà ‘thái giám’

Thương lái săn lùng gà ‘thái giám’

Ảnh 09:09

Thời điểm này, các thương lái từ khắp nơi đổ về thị xã Sơn Tây thu mua gà phục vụ thị trường Tết. Gà 'thái giám' có giá đắt đỏ được tiểu thương săn lùng.

Về làng cổ Bát Tràng, thưởng thức 'món ăn trăm tuổi'

Về làng cổ Bát Tràng, thưởng thức 'món ăn trăm tuổi'

Ảnh 09:05

Vào các dịp lễ, Tết, người Bát Tràng lúc nào cũng có 2 món đặc trưng là su hào xào mực và canh măng mực trên mâm cơm.

Xem thêm