| Hotline: 0983.970.780

Phố lồng đèn lung linh đón khách chơi Trung thu sớm

Thứ Năm 28/09/2023 , 10:19 (GMT+7)

Những ngày này, phố lồng đèn Lương Nhữ Học (quận 5, TP.HCM) thu hút đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm.

Nếu như Hà Nội nổi tiếng với con đường Hàng Mã sầm uất vào dịp tết Trung thu thì tại TP.HCM cũng không thể không nhắc đến phố lồng đèn Lương Nhữ Học. Hàng năm, cứ vào dịp Trung thu, người dân và nhất là các bạn trẻ lại đổ về đây mua sắm, tham quan, chụp ảnh.

‏Chị Nguyễn Thị Hồng ở quận 3 chia sẻ: "Năm nào mình cũng đến phố lồng đèn này để vui chơi, chụp hình và mua sắm đồ trang trí cho góc nhỏ trong nhà. Mặc dù đi chơi sớm, nhưng mình đã cảm nhận được không khí rất rộn ràng khi đến đây".

Tầm 17h mỗi ngày, con phố này tấp nập người qua lại, nhiều bạn trẻ đến đây để mua sắm, chụp hình và ngắm những chiếc lồng đèn rực rỡ màu sắc.

Các tiểu thương dựng khoảng 100 gian hàng bày đèn lồng, đồ chơi các loại phục vụ nhu cầu của người dân và du khách dịp Tết Trung thu.

Những gian hàng lung linh thu hút sự quan tâm của du khách. Nhiều người đến đây để tham quan, mua sắm, chụp ảnh. Càng về đêm, các con phố càng đông người.

Các gia đình đưa con đi mua sắm, vui chơi trước Tết Trung thu.

Ghi nhận, năm nay, các loại đèn lồng nhỏ, đèn lồng hình con thỏ, con cá hút khách mua hàng. Giá dao động khoảng từ 30.000 đến 100.000 đồng một chiếc đèn nhỏ.

Đèn lồng lớn hơn có giá khoảng 200.000 đến 250.000 đồng/chiếc, không quá chênh lệch so với mọi năm.

Một số lồng đèn có hình dáng khác nhau được thiết kế theo nhiều kích thước, thay thế khung tre bằng thanh nhựa, có khớp di chuyển linh hoạt.

Những đèn lồng cách tân cũng rất được ưa chuộng vì mang kiểu dáng hiện đại, tiện dụng khi sử dụng.

Bên cạnh lồng đèn, tò he với những chi tiết đáng yêu cũng thu hút sự chú ý của người dân và du khách.

Mỗi đường nét trên mô hình tò he chị Hằng được nghệ nhân nhào nặn thật cẩn thận và cầu kỳ.

Theo nghệ nhân Lê Xuân Tùng để tạo ra sản phẩm, nguyên liệu phải có bột nếp, đường trắng, nước, bột năng cùng phẩm màu được cân đong đo đếm vừa đủ.

Chiếc mặt nạ giấy bồi hình ông Địa là biểu trưng cho sự tròn đầy, trong sáng của đêm trăng rằm, cùng khởi đầu cho một mùa màng bội thu.

Ngoài lồng đèn, phố Lương Nhữ Học còn chuyên sản xuất đầu lân. Đây là một nghề truyền thống đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo cực kỳ cao.

Đèn lồng vốn của người Hoa, và đặc biệt ở khu phố này, ngoài những sản phẩm được sản xuất công nghệ thì vẫn có những sản phẩm thủ công do chính người Hoa tạo ra. Họ lưu giữ những đường nét và bản sắc của những chiếc đèn lồng xưa.

Chị Hoàng Thuyên ở TP. Thủ Đức chia sẻ: "Tôi rất thích không khí tết Trung thu tại đường Lương Nhữ Học nên mỗi năm gần ngày này tôi sẽ rủ các bạn ra đây để vui chơi, mua sắm và chụp ảnh. Để cảm nhận được không khí rộn ràng và con phố lồng đèn rực rỡ thì thời điểm rằm Trung thu chính là dịp đặc biệt nhất của năm mà người dân và du khách nên chọn lựa để tham quan".

Hà Tĩnh nắng 43 độ C, nông dân loay hoay chống hạn cho cây trồng

Hà Tĩnh nắng 43 độ C, nông dân loay hoay chống hạn cho cây trồng

Ảnh 17:00

Để chống hạn cho cây trồng, nông dân Hà Tĩnh đào giếng, lắp hệ thống tưới tự động, thậm chí đem cả thức ăn dự trữ cho trâu bò ra tấp ủ gốc cây.

Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn tràn ngập các sản phẩm OCOP

Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn tràn ngập các sản phẩm OCOP

Ảnh 09:34

BẮC KẠN Hơn 100 sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh Bắc Kạn được giới thiệu, trưng bày, nhằm góp phần nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm OCOP gắn với du lịch.

Vinh quang và nỗi đau giữa đại ngàn Trường Sơn

Vinh quang và nỗi đau giữa đại ngàn Trường Sơn

Ảnh 15:30

Trường Sơn có vinh quang của Tổ quốc thống nhất, có nỗi đau của những Mẹ Việt Nam anh hùng và chứng tích rõ ràng nhất là Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn.

Nông dân chật vật mưu sinh dưới cái nóng 42 độ C

Nông dân chật vật mưu sinh dưới cái nóng 42 độ C

Ảnh 10:39

Đợt nắng nóng đặc biệt gay gắt 4 ngày nay khiến cuộc sống người dân Hà Tĩnh đảo lộn, nhất là những nông dân 'chân lấm tay bùn'.

Lên rừng 'đổi gió' tắm suối giải nhiệt

Lên rừng 'đổi gió' tắm suối giải nhiệt

Ảnh 17:55

Thay vì xuống biển, hàng nghìn người dân ở vùng đồng bằng tỉnh Hà Tĩnh đổ xô lên huyện miền núi Hương Sơn tắm suối, giải nhiệt.

Thành cổ Quảng Trị: 'Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi...'

Thành cổ Quảng Trị: 'Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi...'

Ảnh 06:00

'Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi. Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ...' là 2 câu trong bài thơ 'Tấc đất thành cổ' của Phạm Đình Lân nói về thành cổ Quảng Trị.

Xem thêm