| Hotline: 0983.970.780

Phối hợp giải quyết ách tắc từ cơ sở, tránh báo cáo nhiều tới Thủ tướng

Thứ Sáu 20/08/2021 , 15:37 (GMT+7)

Thứ trưởng Trần Thanh Nam nêu quan điểm trên tại cuộc họp trực tuyến giữa Tổ công tác 970 Bộ NN-PTNT với các bên liên quan.

Giấy test nhanh Covid-19 có giá trị trong 72 giờ

Cụ thể, sáng 20/8, Tổ công tác 970 Bộ NN-PTNT họp trực tuyến với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Cảnh sát Giao thông - Bộ Công an, Cục Quản lý Môi trường y tế - Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân, Sở Giao thông Vận tải, Sở NN-PTNT 19 tỉnh, thành phố Nam bộ về công tác phối hợp trong lưu thông vận chuyển hàng hóa, thu hoạch nông sản.

Kết quả giấy xét nghiệm test nhanh hay PCR có giá trị như nhau và đều có hiệu lực 72 giờ. Ảnh: NT.

Kết quả giấy xét nghiệm test nhanh hay PCR có giá trị như nhau và đều có hiệu lực 72 giờ. Ảnh: NT.

Tại cuộc họp này, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia nhấn mạnh một số nội dung về công tác lưu thông vận chuyển hàng hóa để các địa phương thống nhất phương cách thực hiện:

Kết quả giấy xét nghiệm test nhanh hay PCR có giá trị như nhau và đều có hiệu lực 72 giờ từ khi có kết quả xét nghiệm. Đây là quy định từ văn bản 5886 ngày 22/7/2021 của Bộ Y tế và văn bản 5187/VPCP-CN ngày 29/7/2021 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành.

Vừa qua, có một số địa phương yêu cầu bắt buộc có kết quả PCR đối với tài xế khi qua chốt là vượt quá quy định. Ngoài ra, có địa phương chỉ công nhận thời gian giấy xét nghiệm Covid-19 chỉ 24 giờ hay 48 giờ đều không đúng quy định (72 giờ), gây khó khăn trong lưu thông, vận chuyển hàng hóa.

Với các phương tiện vận chuyển, nếu có mã QR code, quét bằng điện thoại thông minh, khi có đầy đủ thông tin về khai báo y tế thì các trạm kiểm soát phải cho lưu thông ngay. Chỉ dừng kiểm tra những xe chưa có thông tin khai báo đầy đủ. Các hàng hóa không cấm đều được phép vận chuyển. Các tỉnh, thành phố nên có một văn bản thống nhất ban hành xuống cấp xã, phường.

Đối với vận chuyển đường thủy: Các tỉnh, thành phố cần bố trí các điểm test nhanh Covid tại các cảng hoặc các chốt, công bố số điện thoại và thông báo cho các tài công biết. Với “xã đỏ”, “ấp đỏ” do có người nhiễm Covid, đề nghị địa phương tổ chức thu hoạch nông sản, bố trí điểm tập kết nông sản để các phương tiện vận tải đến bốc xếp và vận chuyển nhanh gọn, đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho rằng, các mã QR code chỉ là để được ưu tiên lưu thông nhanh chứ không phải bắt buộc. Các phương tiện không có mã QR code thì buộc dừng thực hiện kiểm tra y tế, khai báo y tế mới được lưu thông.

Đại diện Cục Cảnh sát Giao thông nêu ý kiến, các tỉnh, thành phố không dừng phương tiện để kiểm tra trên các tuyến đường giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1.

Các tỉnh, thành phố chỉ dừng phương tiện kiểm tra trên các chốt vào nội địa địa phương mình. Các xe chở nông sản từ Tây Nam bộ ra các tỉnh biên giới để xuất khẩu, thời gian vận chuyển dài, trên đường họ không tiếp xúc ai vì nhiều tỉnh đang giãn cách.

Vì vậy nên có sự nới thời hạn hiệu lực giấy xét nghiệm Covid cho lái xe đường dài, áp dụng một cung đường hai điểm đến, có các điểm xét nghiệm nhanh Covid trên các tuyến quốc lộ huyết mạch trên cả nước.

Tránh báo cáo nhiều đến Thủ tướng

Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Trần Thanh Nam - Tổ trưởng Tổ công tác 970 của Bộ NN-PTNT ghi nhận công tác phối hợp trên tinh thần rất cao của các cơ quan chuyên môn Bộ Giao thông Vận tải và các Bộ đã giúp giải quyết tháo gỡ những ách tắc giao thông ở một số công đoạn còn tồn tại.

Các Tổng cục và Cục chuyên ngành của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Y tế, Cục Cảnh sát Giao thông – Bộ Công an đã giúp cho các Sở NN-PTNT hiểu thêm vai trò và trách nhiệm của mình, phối hợp chặt với Sở Giao thông Vận tải các địa phương giải quyết những vấn đề ách tắc trong vận chuyển nông sản từ nội tỉnh hay ranh giới giữa các tỉnh.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam (bên phải) - Tổ trưởng Tổ công tác 970 của Bộ NN-PTNT kiểm tra tình hình sản xuất, cung ứng nông sản tại các tỉnh phía Nam. Ảnh: Minh Sáng.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam (bên phải) - Tổ trưởng Tổ công tác 970 của Bộ NN-PTNT kiểm tra tình hình sản xuất, cung ứng nông sản tại các tỉnh phía Nam. Ảnh: Minh Sáng.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết, các tỉnh ĐBSCL còn 690 ngàn ha lúa hè thu, thu hoạch từ nay đến giữa tháng 9. Công tác thu hoạch lúa, nhất là đối với lúa hè thu không thể nào để chậm trễ được vì đang mùa mưa, hạt thóc sẽ nảy mầm trên bông, hư hỏng, nên vấn đề vận chuyển và đưa nhân công, máy móc thu hoạch rất quan trọng.

Tương tự, sản phẩm thủy sản như tôm, cá tra cũng không để dưới ao lâu vì sẽ quá lứa. Các địa phương cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người sản xuất thu hoạch, thu mua, vận chuyển sản phẩm nhanh chóng.

“Tinh thần là khó đến đâu tháo gỡ đến đó, các Sở Giao thông Vận tải, Sở NN-PTNT, Sở Y tế từng địa phương phối hợp thực hiện, nếu còn vướng mắc thì đề xuất với Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid của tỉnh tháo gỡ. Các vấn đề liên quan đến liên vùng cả nước thì kiến nghị tới các Tổ công tác của các Bộ để có giải pháp phù hợp, tránh phải báo cáo nhiều đến Thủ tướng Chính phủ”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nêu quan điểm.

Đối với thông tin ùn tắc tại cảng Cát Lái (TP.HCM), ông Khuất Việt Hùng khẳng định thông tin không chính xác. Trước khi TP Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hội, công suất hoạt động của cảng Cát Lái nhiều thời điểm lên tới 110% vẫn không ùn tắc. Khi có giãn cách, chưa bao giờ công suất hoạt động tại cảng này vượt 90% nên không có chuyện ùn tắc.

Xem thêm
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự nhiều hội nghị cấp cao tại Trung Quốc

Sáng 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao đã tới thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bắt đầu chuyến công tác dự nhiều hội nghị cấp cao.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.