| Hotline: 0983.970.780

Phòng chống cháy rừng ở Tây Nam bộ: Cẩn trọng nhuận 2 tháng tư

Thứ Năm 01/03/2012 , 09:35 (GMT+7)

Các địa phương cho biết, điều lo lắng là mùa khô năm nay quá dài bởi nhuận hai tháng 4.

Kiểm tra độ ẩm, mực nước trong lớp than bùn ở rừng U Minh Hạ

Vài cơn mưa trái mùa đã làm cho những cánh rừng ở miền Tây Nam bộ dịu lại. Tuy nhiên, báo cáo với đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Nhà nước về kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 do ông Hà Công Tuấn, Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Lâm nghiệp dẫn đầu, các địa phương cho biết, điều lo lắng là mùa khô năm nay quá dài bởi nhuận hai tháng 4. 

Báo cáo với đoàn công tác, ông Nguyễn Thanh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Kiên Giang cho biết, hiện diện tích rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh là 93.039 ha, gồm 3 loại rừng: đặc dụng (38.502 ha), phòng hộ (36,353 ha) và rừng sản xuất (18.183 ha). Rừng Kiên Giang phân bố rộng từ đồng bằng, ven biển đến đồi núi, hải đảo... Thời gian qua, cháy rừng ở Kiên Giang chủ yếu xảy ra đối với hệ sinh thái rừng tràm. Hiện toàn tỉnh có trên 35.000 ha rừng tràm, trong đó vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy cao là 27.472 ha.

Để đảm bảo công tác PCCR trong mùa khô năm 2012 - mùa khô kéo dài hơn mọi năm một tháng, tỉnh đã kiện toàn ban chỉ huy PCCR các cấp từ tỉnh, huyện, xã… với tổng lực lượng gần 5.000 thành viên. Tại huyện Phú Quốc, do điều kiện địa hình đồi núi, khó khăn về nguồn nước nên ngành đã chủ động cày ủi đường băng cản lửa rộng từ 10-12m với tổng diện tích cày ủi 698 ha ở những nơi có nguy cơ xảy ra cháy cao, nạo vét 68 giếng trữ nước và bố trí 17 trạm, 8 lán trại với lực lượng, trang thiết bị, hậu cần tại chỗ. Vùng Tứ giác Long Xuyên, rừng thường giáp ranh với ruộng lúa của dân, sau mùa lúa người dân thường đốt rơm rạ để vệ sinh đồng ruộng nên dễ gây ra cháy rừng. Vì vậy ngành đã chủ động áp dụng biện pháp đốt trước có kiểm soát 1.145 ha thực bì, đồng cỏ ven rừng nhằm ngăn chặn cháy lan vào rừng.

Trong chuyến công tác này, đoàn cũng đã nghe các tỉnh báo cáo tình hình công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng năm 2012, trong đó đáng lưu ý là những khó khăn, vướng mắc trong cơ chế, chính sách, nguồn vốn cho bảo vệ và phát triển rừng. Bên cạnh việc ghi nhận, trả lời các đề xuất, kiến nghị, ông Hà Công Tuấn lưu ý các địa phương: Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ngân sách cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng năm 2012 rất có hạn. Vì vậy, các địa phương cần sử dụng kinh phí được cấp một cách hợp lý. “Tuyệt đối không sử dụng kinh phí bảo vệ, phát triển rừng để xây dựng cơ bản” – ông Tuấn nhấn mạnh.

Còn tại Cà Mau, theo Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Trần Thanh Sử, diện tích rừng bị khô hạn tính đến cuối tháng 2 là trên 7.400ha. Để đối phó mùa khô phức tạp này, tỉnh này đã xây dựng hoàn thiện các phương án PCCC rừng; tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, diễn tập; củng cố, hoàn thiện hơn một trăm tháp canh lửa cùng lực lượng ứng trực; huy động 87 máy bơm, gần 52.000m vòi, đắp gần một trăm đập lớn, nhỏ để giữ nước PCCC.        

Khu vực nguy cơ cháy rừng cao ở Cà Mau là Vườn quốc gia U Minh Hạ. Ông Nguyễn Văn Thế, GĐ Vườn cho biết, hiện đã có 2.000 ha rừng rất khô hanh. Những ngày qua, nhiệt độ, nắng nóng tiếp tục gia tăng. Cao điểm công tác PCCC rừng sẽ rơi vào trung tuần tháng 3 trở đi. Hiện Vườn đang dồn sức tập trung mọi nguồn lực để đối phó.

Sau khi thực tế công tác chuẩn bị PCCC rừng ở các điểm nóng như rừng U Minh Hạ, U Minh Thượng, ông Hà Công Tuấn đánh giá cao ý thức và tính chủ động PCCC rừng của các địa phương. Tuy nhiên, ông Tuấn nhấn mạnh, diễn biến thời tiết năm nay rất phức tạp, khó lường, đặc biệt là do nhuận 2 tháng tư nên việc ứng phó PCCC kéo dài, vất vả hơn. Vì vậy, bên cạnh việc chuẩn bị phương án, nhân lực, vật lực sẵn sàng, các đơn vị cần tăng cường ứng trực, tuần tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện và xử lý những tình huống xấu xảy ra.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm