| Hotline: 0983.970.780

Phòng trị bệnh thán thư hại thanh long

Thứ Ba 14/03/2017 , 10:15 (GMT+7)

Để hạn chế tác hại của bệnh thán thư trên cây thanh long, bà con cần áp dụng kết hợp những biện pháp trong quy trình quản lý dịch hại tổng hợp...

Hỏi: Xin cho biết cách phòng trị bệnh thán thư hại thanh long?

Trả lời: Để hạn chế tác hại của bệnh thán thư trên cây thanh long, bà con cần áp dụng kết hợp những biện pháp trong quy trình quản lý dịch hại tổng hợp như:

- Nếu nền đất thấp (như đồng bằng sông Cửu Long) phải đào mương lên liếp (luống) cao, đảm bảo mặt liếp phải cao tối thiểu từ 20 - 30cm so với mực nước cao nhất trong năm.

- Lên liếp hình mai rùa, những liếp không có hình mai rùa cần xẻ rãnh thoát nước để vườn không bị đọng nước khi có mưa.

- Tuyệt đối không lấy hom ở những vườn đã bị bệnh thán thư gây hại nhiều làm giống cho những vườn mới.

- Không trồng quá dầy, để vườn luôn thông thóang.

- Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali, không bón quá nhiều đạm. Tăng cường phân hữu cơ ủ mục, có thể bón thêm vôi vào đầu và cuối mùa mưa.

- Phun thuốc diệt kiến (nếu trên cây có nhiều kiến đen, kiến hôi…).

- Thường xuyên cắt tỉa thu gom những bộ phận bị bệnh đem tiêu hủy để hạn chế lây lan (nên cắt vào những ngày nắng ráo, sau khi cắt dùng vôi nhão bôi lên vết cắt để khử trùng).

- Để phòng ngừa bệnh, có thể dùng một trong những loại thuốc như Biodazim 500SL, Carbenda supper 50SC, Lợi nông 50SL, Agrilife 100SL, Vicarben 50WP… phun vào một số thời điểm chính như sau khi tỉa cành tạo tán (sau mỗi vụ thu hoạch), khi cây ra nụ hoa rộ, khi cây đậu trái rộ và khi đậu trái rộ được khoảng 7 - 10 ngày, và phun bổ xung nếu vườn bị bệnh nhiều.

- Sau khi thu hoạch, loại bỏ trái bị bệnh, xử lý trái bằng nước nóng 53oC trong vòng 10 phút để diệt nấm bệnh (tránh trái bị thối trong quá trình tồn trữ, vận chuyển, tiêu thụ).


Hỏi: Xin chuyên gia cho biết cách loại bỏ váng xanh nổi trên mặt ao nuôi cá?

Trả lời: Váng xanh nổi trên mặt ao là do tảo già chết tạo thành váng. Nguyên nhân có tảo nhiều là do ao thừa dinh dưỡng, dinh dưỡng từ thức ăn thừa, bón nhiều phân, chất thải của cá, vệ sinh ao không tốt. Để hạn chế tảo phải loại trừ được các nguyên nhân gây ra như cho ăn theo phương pháp "4 đúng", hạn chế bón phân, thay nước định kỳ và vệ sinh ao thường xuyên.

Khắc phục: Bón chế phẩm sinh học định kỳ, thay nước không để ô nhiễm, thay 30%/ngày, thay 3 ngày liên tục. Bón vôi định kỳ 2 - 4kg/100m3 nước, bón 2 lần/tháng. Chú ý sau mỗi vụ nuôi phải xử lý ao nuôi đúng quy trình kỹ thuật.


Hỏi: Tôi thầu khu đầm rộng 3ha, sâu 1m6 nuôi cá chuối đã 1 năm. Nửa tháng nay cá có hiện tượng lờ đờ lao đầu vào vào bờ rồi chết. Ngoài ra không có hiện tượng khác. Chưa dùng thuốc đẻ điều trị. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Trả lời: Nuôi cá chuối nếu dùng thức ăn tươi sống thì nước ao rất nhanh bị ô nhiễm và cá dễ bị bệnh. Trước hết anh bắt cá đang bị bệnh lên kiểm tra xem vây, vảy, mổ quan sát nội tạng có xuất huyết không… Nếu cá có biểu hiện lở loét, ruột xuất huyết… là đã bị bệnh đốm đỏ lở loét, xuất huyết.

Nguyên nhân do nước ô nhiễm, vi khuẩn phát triển gây bệnh cho. Khử trùng nước bằng một trong các loại sau: KMn04; Lodine; BKC; TCCA... liều sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Sau khi khử trùng nước xong trộn một số loại thuốc sau vào thức ăn cho cá ăn liên tục từ 5 - 7 ngày: Doxycycllin, Florphenicol hoặc Tiên Đắc. Không để nước ô nhiễm, cho cá ăn bổ sung vitamin C, thực hiện cho ăn theo phương pháp "4 đúng", bổ sung thêm chế phẩm sinh học.


Hỏi: Với diện tích 70m2 thì nuôi được bao nhiêu con ba ba và kỹ thuật nuôi như thế nào?

Trả lời: Bạn nên thả 2 - 5 con giống/m2 ao. Trước khi nuôi phải tháo cạn, vét bùn, khử trùng, phơi khô, sau đó thả giống. Chọn con giống khỏe mạnh, không xây xát, không bệnh tật. Cho ăn thức ăn tự chế hoặc thức ăn công nghiệp trên 35% đạm. Lượng thức ăn lúc ba ba giống từ 5 - 7% khối lượng thân, ba ba thương phẩm 2 - 3% khối lượng thân. Chú ý thả kèm thêm cá mè hoặc rô phi để hỗ trợ làm sạch nước ao, ba ba ít bệnh hơn. Ao xây bờ đảm bảo ba ba không bò ra ngoài.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cây mía quay quắt trong nắng nóng như thiêu đốt

GIA LAI Trong cái nắng nóng như thiêu đốt, vùng mía nguyên liệu trồng mới lẫn mía tái sinh của Nhà máy đường An Khê (Gia Lai) đang quay quắt trong ‘chảo lửa’…

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.