| Hotline: 0983.970.780

Phú Thọ thiệt hại khoảng 34,5 tỷ đồng do mưa dông

Chủ Nhật 21/04/2024 , 19:27 (GMT+7)

Ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ chịu thiệt hại vô cùng nặng nề khi hàng trăm ha lúa, ngô, chuối, rau màu... bị đổ ngã và không thể phục hồi.

Trong chiều và tối ngày 20/4, mưa to kèm dông đã gây nhiều thiệt hại về nhà cửa, cơ sở vật chất hạ tầng, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Ghi nhận lượng mưa tại thành phố Việt Trì và các huyện Tam Nông, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Lâm Thao đều từ 22mm trở lên.

Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Phú Thọ, mưa dông đã làm 891 ngôi nhà bị thiệt hại (7 nhà bị đổ sập). Các huyện bị ảnh hưởng nặng gồm: Thanh Sơn, Tam Nông, Yên Lập, Lâm Thao và thành phố Việt Trì.

Ngoài ra, mưa dông cũng làm 19 trường học bị hư hỏng, 1 trạm y tế tại huyện Tân Sơn và 1 nhà văn hóa tại huyện Thanh Sơn bị tốc mái. 10 cơ quan Nhà nước tại các huyện Thanh Sơn, Tam Nông, Lâm Thao và thành phố Việt Trì bị tốc mái, hư hỏng. Địa phương có 4 cột viễn thông bị đổ, 7 nhà xưởng bị tốc mái, đổ sập; 134 cột điện hạ thế bị đổ, gãy.

Nông dân xã Giáp Lai, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) khắc phục cây ngô gẫy đổ do mưa dông. Ảnh: Kết Đoàn.

Nông dân xã Giáp Lai, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) khắc phục cây ngô gẫy đổ do mưa dông. Ảnh: Kết Đoàn.

Đối với ngành nông nghiệp, mưa lớn kèm dông đã khiến gần 190ha lúa; 312 ha ngô và rau màu; 79,8 ha chuối và 136,8ha cây lâm nghiệp bị đổ. Bên cạnh đó, mưa lớn cũng khiến cho 500 con gà và 1.000 con vịt tại xã Hương Nộn, huyện Tam Nông bị chết.

Tổng thiệt hại do mưa lớn kèm mưa dông tối và đêm 20/4 gây ra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ước tính khoảng 34,5 tỷ đồng.

Để giúp người dân khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống và khôi phục sản xuất, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các huyện đã chỉ đạo các địa phương cử lực lượng tại chỗ hỗ trợ người dân dọn dẹp, bơm tiêu đối với các khu vực ngập úng.

Đối với diện tích ngô, chuối bị đổ không có khả năng khắc phục, ngành chức năng khuyến cáo người dân chặt về làm thức ăn tươi cho gia súc gia cầm. Với diện tích có thể khôi phục, người dân tập trung dựng lại, bảo đảm sản xuất trong thời gian tới.

Ngành nông nghiệp chịu thiệt hại nặng nề

Tính đến 3 giờ chiều ngày 21/4, toàn huyện Lâm Thao có 303 nhà dân bị tốc mái và hư hại (2 hộ dân bị sập nhà và tốc mái hoàn toàn, nhiều công trình cơ quan có nhà làm việc bị hư hại… Đặc biệt, thiệt hại trong lĩnh vực nông nghiệp tương đối lớn: Diện tích lúa đổ 75,5 ha, cây ngô đổ 5,5 ha, cây ớt đổ: 7 ha, cây chuối đổ 14,5ha, hoa màu khác 75ha gây thiệt hại khoảng 8 tỷ đồng. Ngoài ra mưa giông còn gây mộ số thiệt hại khác liên quan đến viễn thông, giao thông, điện lực… Tổng thiệt hại về kinh tế trên địa bàn huyện Lâm Thao khoảng 25 tỷ đồng.

Diện tích lớn trồng chuối tại xã Bản Nguyên, huyện Lâm Thao bị đổ ngã. Ảnh: Quang Linh.

Diện tích lớn trồng chuối tại xã Bản Nguyên, huyện Lâm Thao bị đổ ngã. Ảnh: Quang Linh.

Ông Trần Đoàn, một chủ vườn chuối tại xã Bản Nguyên, huyện Lâm Thao buồn bã chia sẻ: “Chỉ trong 15 phút mưa lớn kèm dông lớn, đã xóa sổ toàn bộ 8.000 buồng chuối của gia đình. Đã từ rất lâu rồi tôi mới thấy trận mưa trong thời gian ngắn mà gây thiệt hại khủng khiếp thế này”

Ông Đoàn chia sẻ, chỉ còn ít ngày nữa là gia đình có thể thu hoạch với giá bán cao để mở rộng sản xuất trong vụ tiếp theo. Hiện nay, ông Đoàn cùng người thân cố gắng tận dụng những buồng chuối còn có thể sử dụng làm thức ăn.

Tại huyện Thanh Sơn, có 256 hộ dân bị tốc mái nhà; 4 hộ bị sập mái hoàn toàn, trong đó có 23 hộ nghèo, 26 hộ cận nghèo và 4 hộ chính sách.

Ngoài ra còn có 580m tường rào bị đổ sập hoàn toàn. Bên cạnh đó, hàng trăm cây to bị gẫy, đổ tại nhiều địa phương gây ảnh hưởng đến đường điện lưới và sản xuất. Các xã bị ảnh hưởng nặng nhất gồm: Khả Cửu, Địch Quả, Sơn Hùng, thị trấn Thanh Sơn và một số xã khác.

Về cơ sở vật chất hạ tầng, dông lốc đã làm tốc mái tôn của nhiều công trình, cơ sở sản xuất tại thị trấn Thanh Sơn và các xã: Sơn Hùng, Yên Lãng, Địch Quả...

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, có 13,1ha lúa bị gẫy, đổ, ước tính sẽ giảm khoảng 30% năng suất. Ngoài ra, còn 165,5ha ngô và các loại hoa màu khác bị gãy, đổ tại thị trấn Thanh Sơn, các xã Sơn Hùng, Thục Luyện, Địch Quả, Yên Lãng... Tổng thiệt hại do mưa to và dông lốc gây ra tại huyện Thanh Sơn ước tính trên 3,5 tỷ đồng.

Xem thêm
Bãi nhiệm chức vụ loạt nhân sự cấp cao ở tỉnh Vĩnh Phúc

Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã bãi nhiệm nhiều chức vụ của các cán bộ đã bị bắt tạm giam hoặc đã bị kỷ luật.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm