* Năm 2017, phấn đấu 100 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn
Cụ thể, nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp tỉnh Phú Thọ 206.600 triệu đồng (chiếm 9,5%).
Nguồn vốn đầu tư giúp các mô hình sản xuất trong chương trình NTM phát triển
Vốn ngân sách nhà nước đầu tư lồng ghép thực hiện chương trình đạt 805.662 triệu đồng (chiếm 37%), trong đó vốn chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2016 là 173.407 triệu đồng, vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu khác 632.255 triệu đồng.
Vốn ngân sách địa phương là 407.516 triệu đồng (chiếm 18,7%). Vốn tín dụng 500.000 triệu đồng (chiếm 22,9%).
Ngoài ra vốn huy động từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác 11.505 triệu đồng (chiếm 0,5%). Vốn cộng đồng dân cư và huy động khác 247.732 triệu đồng (chiếm 11,4%)...
UBND tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo UBND các huyện, thành, thị tích cực chỉ đạo các xã trên địa bàn tiến hành rà soát thực trạng quy hoạch NTM (đặc biệt với các tiêu chí số 2 về giao thông; tiêu chí số 3 về thủy lợi; tiêu chí số 7 về chợ nông thôn) trên cơ sở hướng dẫn của các sở ngành chuyên môn.
Đồng thời phát hiện những bất cập, từ đó điều chỉnh quy hoạch NTM phù hợp với điều kiện thực tế; chỉ đạo các xã xây dựng quy chế quản lý, thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt.
Trong 247 xã triển khai xây dựng NTM, đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh Phú Thọ đã có 34 xã đạt chuẩn (chiếm 13,8%), tăng 15 xã so với năm 2015. Có 51 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí (chiếm 20,6%). Có 86 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí (chiếm 34,8%), giảm 7 xã so với năm 2015. Có 76 xã đạt từ 6 - 9 tiêu chí (chiếm 30,8%), giảm 8 xã so với năm 2015.
Đặc biệt tỉnh không có xã đạt dưới 6 tiêu chí (năm 2015 không có xã đạt dưới 5 tiêu chí). Bình quân tiêu chí toàn tỉnh đạt 12,3 tiêu chí/xã (tăng 0,7 tiêu chí/xã so với năm 2015).
Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển và vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP) năm 2016 hỗ trợ trực tiếp từ chương trình là 164.600 triệu đồng được giao cho các xã làm chủ đầu tư. Các xã đã tổ chức triển khai thanh toán khối lượng hoàn thành quyết toán cho 250 công trình, giá trị thanh toán 48.170 triệu đồng, hỗ trợ thực hiện 29 công trình chuyển tiếp, giá trị hỗ trợ 12.106 triệu đồng, hỗ trợ khởi công mới 216 công trình, giá trị hỗ trợ 104.323 triệu đồng…
Tuy nhiên tiến độ thực hiện nguồn vốn đầu tư phát triển và vốn TPCP năm 2016 còn chậm so với yêu cầu, nguyên nhân do năm 2016, ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện chương trình NTM phân bổ theo hai đợt, trong đó, thời điểm phân bổ vốn đợt 2 (nguồn vốn TPCP) còn chậm.
Nguồn vốn đầu tư giúp các mô hình sản xuất trong chương trình NTM phát triển
Tổng nguồn vốn sự nghiệp hỗ trợ trực tiếp từ chương trình năm 2016 là 42.000 triệu đồng. Các huyện, thành, thị đã quyết định phân bổ vốn cho các xã. Tập trung thực hiện các nội dung quản lý điều hành, thông tin tuyên truyền, hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ chương trình vệ sinh môi trường nông thôn, đào tạo nghề cho lao động nông thôn,...Kết quả thực hiện và giải ngân vốn đến nay đạt 100% kế hoạch vốn giao.
Năm 2016, nguồn vốn sự nghiệp hỗ trợ trực tiếp cho chương trình bổ sung một số hợp phần mới (Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn; chương trình cấp nước sinh hoạt nông thôn; chương trình vệ sinh môi trường nông thôn; dự án hỗ trợ phát triển hệ thống cơ sở vui chơi, giải trí cho trẻ em khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa;…).
Do đó, một số địa phương bước đầu còn lúng túng trong tổ chức triển khai thực hiện nguồn vốn, dẫn đến kết quả thực hiện nguồn vốn sự nghiệp còn chậm so với yêu cầu.
Phú Thọ phấn đấu hết năm 2017 có 100 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn NTM, trong đó có 43 xã đạt chuẩn NTM (tăng 09 xã so với năm 2016); 57 xã cơ bản đạt chuẩn NTM.
Tiếp tục duy trì huyện Lâm Thao đạt chuẩn NTM. Đối với các xã còn lại tiếp tục triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM để nâng dần các tiêu chí đạt chuẩn trong năm (phấn đấu mỗi xã tăng bình quân từ 1-2 tiêu chí). Không có xã đạt dưới 7 tiêu chí.
Về phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển dịch kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình xây dựng NTM cùng với việc triển khai các chương trình sản xuất nông nghiệp, các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh đã góp phần quan trọng trong nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Tính đến thời điểm hiện tại, có 141/247 xã đạt tiêu chí về thu nhập (đạt 57,1%), tăng 4 xã so với năm 2015; 229 xã đạt tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất (đạt 92,7%), tăng 6 xã so với năm 2015. |