1. Đối với ruộng lúa đã xuống giống bị ngập úng cây có khả năng khôi phục (còn lá và rễ chưa bị thối đen):
- Tranh thủ tối đa các phương tiện để rút nước càng sớm càng tốt;
- Điều chỉnh nước tiêu thoát trên ruộng phù hợp, không để cây lúa bị đổ rạp; khi lá lúa nhô cao lên mặt nước trên 10 cm, lá lúa chuyển màu xanh cần phun các chế phẩm sinh học như KH, ET, siêu lân, Pennac P... giúp cây phục hồi nhanh, liều lượng như trong bao bì hướng dẫn;
- Tiến hành tỉa, dặm để đảm bảo mật độ phân bố đều trên ruộng;
- Bón từ 4-5 kg NPK (16:16:8)/500m2 nhằm giúp cây lúa ra rễ, hồi phục nhanh và đẻ nhánh khỏe;
- Theo dõi đồng ruộng để phòng trừ kịp thời bệnh đạo ôn trên cây lúa do bị tổn thương lá trong quá trình ngập (đối với những ruộng bị ngập sau gieo sạ từ 30- 40 ngày).
2. Đối với diện tích lúa chưa xuống giống do nước chưa rút hết và diện tích lúa bị ngập, không còn khả năng khôi phục (cây bị chết hoàn toàn hoặc rễ đã bị thối), tập trung các giải pháp tích cực nhất để tiêu thoát nước:
- Trường hợp có thể rút cạn nước để gieo sạ lại trước 20/2 đối với tỉnh Bình Định và trước ngày 25/2 đối với tỉnh Phú Yên: Sử dụng các giống cực ngắn ngày (90 - 100 ngày trong vụ Đông Xuân như TH6, TH41 và ML48,…) để gieo sạ. Tiến hành các biện pháp chăm sóc tích cực để cây sinh trưởng tốt, đảm bảo thời điểm thu hoạch gần với các trà lúa trước.
- Trường hợp không thể rút cạn nước để gieo sạ lại trước trước 20/2 đối với tỉnh Bình Định và trước ngày 25/2 đối với tỉnh Phú Yên: Không tiếp tục canh tác lúa vụ Đông Xuân vì sẽ ảnh hưởng đến thời vụ xuống giống vụ Hè Thu và không thu hoạch lúa kịp trước lũ tiểu mãn. Tranh thủ khi nước rút cạn trồng các cây màu ngắn ngày như rau các loại, ngô ăn bắp tươi hoặc ngô sinh khối làm thức ăn chăn nuôi.